Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 19: Các bằng chứng tiến hóa

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 19: Các bằng chứng tiến hóa có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ chấm (…): Bằng chứng tiến hóa là những chứng cứ thu được qua các công trình nghiên cứu về sự …(1)… và …(2)… của các loài sinh vật trên Trái Đất.

  • A. (1) trưởng thành; (2) phát triển
  • B. (1) sinh trưởng; (2) phát triển
  • C. (1) phát sinh; (2) phát triển
  • D. (1) sinh tồn; (2) phát triển

Câu 2: Đâu không phải là bằng chứng tiến hóa chủ yếu:

  • A. bằng chứng hóa thạch
  • B. bằng chứng giải phẫu so sánh
  • C. bằng chứng nhân tử
  • D. bằng chứng tế bào học.

Câu 3: Hình ảnh dưới đây mô tả về:

TRẮC NGHIỆM

  • A. Xương sườn
  • B. Khớp xương sườn
  • C. Xương chậu
  • D. Xương cụt

Câu 4: Sự xuất hiện của hóa thạch chứng minh điều gì? Chọn câu trả lời đúng nhất:

  • A. sinh vật đã tồn tại trên Trái Đất
  • B. từ xa xưa sinh vật đã có mặt trên Trái Đất
  • C. thời gian sinh vật có mặt trên Trái Đất là rất lâu đời
  • D. các sinh vật đã tồn tại và tiến hóa trên Trái Đất.

Câu 5: Bằng chứng giải phẫu so sánh có mấy loại cấu trúc:

  • A. 3 cấu trúc
  • B. 4 cấu trúc
  • C. 5 cấu trúc
  • D. 6 cấu trúc

Câu 6: Trong các ví dụ sau, đâu không phải là ví dụ về cấu trúc thoái hóa:

  • A. ruột thừa
  • B. lông trên bề mặt cơ thể người
  • C. dấu vết xương chi sau ở cá voi
  • D. cánh của con chuồn chuồn.

Câu 7: Các tế bào có những đặc điểm cấu trúc nào giống nhau:

  • A. đều có màng tế bào, nhân, tế bào chất
  • B. đều có tế bào, màng tế bào, nhân
  • C. đều có tế bào, vùng nhân và màng tế bào
  • D. đều có nhân, tế bào chất.

Câu 8: Vai trò của bằng chứng phân tử là:

  • A. làm sáng tỏ mối quan hệ tồn tại giữa các loài động thực vật.
  • B. tìm ra được quy luật sinh trưởng và phát triển của loài.
  • C. làm rõ mối quan hệ tiến hóa giữa các loài và truy tìm nguồn gốc xuất xứ giữa các chủng trong một loài.
  • D. thực hiện các hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng ở các tế bào.

Câu 9: Tuổi hóa thạch được xác định bằng:

  • A. đặc điểm hình thái
  • B. thành phần hóa học
  • C. tài liệu từ khảo cổ học
  • D. dân gian truyền miệng.

Câu 10: Trong các loại bằng chứng tiến hóa, loại nào là bằng chứng trực tiếp:

  • A. bằng chứng sinh học phân tử.
  • B. bằng chứng hóa thạch
  • C. bằng chứng giải phẫu so sánh
  • D. bằng chứng tế bào học

Câu 11: Xác côn trùng trong hổ phách được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây?

  • A. Hóa thạch.                                                             
  • B. Tế bào học.
  • C. Sinh học phân tử.                                                  
  • D. Giải phẫu so sánh.

Câu 12: Cánh dơi và tay người có kiểu cấu tạo xương giống nhau do chúng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên thuộc bằng chứng tiến hóa

  • A. sinh học phân tử.                                                   
  • B. giải phẫu so sánh.
  • C. tế bào học.                                                             
  • D. hóa thạch.

Câu 13: Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các nucleotide của cùng một gene có xu hướng càng giống nhau. Đây là bằng chứng.

  • A. hóa thạch.                                                                        
  • B. tế bào học.
  • C. giải phẫu so sánh.                                                  
  • D. sinh học phân tử.

Câu 14: Dấu vết của lá dương xỉ trên than đã được phát hiện có từ đại Cổ sinh thuộc bằng chứng tiến hóa nào sau đây?

  • A. Hóa thạch.                                                             
  • B. Tế bào học.
  • C. Sinh học phân tử.                                                  
  • D. Giải phẫu so sánh.

Câu 15: Cơ quan tương tự ở các loài khác nhau có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Có chức năng hoàn toàn khác nhau.                      
  • B. Là bằng chứng tế bào học.
  • C. Là bằng chứng tiến hóa trực tiếp.                          
  • D. Không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

Câu 16: Một nhà khoa học đã khai quật được 4 mẫu hóa thạch thực vật (kí hiệu từ I đến IV) với một số đặc điểm đặc trưng còn nguyên vẹn được liệt kê trong bảng dưới đây. Dấu “+” chỉ ra rằng mẫu đặc điểm có ở mẫu hóa thạch tương ứng.

 + + + + + + + + + + + + +

                         Đặc điểm

Mẫu hóa thạch

Bào tửBầu nhụyPhôiHạt phấnXylemNoãn
I      
II      
III      
IV      

Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng về các mẫu hóa thạch trên?

  • A. Quá trình tiến hóa xảy ra theo hướng đơn giản dần tổ chức cơ thể, loài càng xuất hiện sau thì càng có nhiều đặc điểm.
  • B. Bào tử là đặc điểm xuất hiện đầu tiên.
  • C. Mẫu I và IV có ít đặc điểm nhất nên các thực vật này xuất hiện trước, mẫu III có nhiều đặc điểm nhất nên xuất hiện sau cùng.
  • D. Trật tự tiến hóa của các thực vật là I → IV → II → III.

Câu 17: Cho các cơ quan sau: răng cửa, răng khôn, xương cùng, ruột thừa, dạ dày, xương chậu. Có bao nhiêu cơ quan thoái hóa ở người?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác