Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Khẳng định nào sau đây về nhiễm sắc thể là không đúng?

  • A. Nhiễm sắc thể là cấu trúc nằm trong nhân tế bào sinh vật nhân thực.
  • B. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ DNA và protein histone.
  • C. Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo từ RNA và protein histone.
  • D. Nhiễm sắc thể có kích thước chiều ngang lớn nhất ở kì giữa của nguyên phân.

Câu 2: Nhiễm sắc thể là cấu trúc (1) của tế bào, có khả năng lưu giữ, bảo quản (2), điều hoà hoạt động của gene. Đồng thời nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Vị trí (1) và (2) tương ứng là:

  • A. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) thông tin di truyền
  • B. (1) mang gene, (2) thông tin di truyền
  • C. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) vật chất di truyền
  • D. (1) mang gene, (2) vật chất di truyền

Câu 3: Mức độ xoắn của nhiễm sắc thể tăng dần ở các bậc cấu trúc siêu hiển vi theo trật tự nào sau đây?

  • A. Nucleosome, chromatid, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn.
  • B. Nucleosome, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn, chromatid.
  • C. Nucleosome, sợi nhiễm sắc, sợi siêu xoắn, chromatid.
  • D. Nucleosome, sợi siêu xoắn, sợi nhiễm sắc, chromatid.

Câu 4: Các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình 2.1 chú thích cho các bộ phận nào của nhiễm sắc thể?

  • A. 1: Telomere, 2: Cánh ngắn, 3: Cánh dài, 4: Tâm động.
  • B. 1: Telomere, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Tâm động.
  • C. 1: Tâm động, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Telomere.
  • D. 1: Cánh ngắn, 2: Tâm động, 3: Cánh dài, 4: Telomere.

Câu 5: Một nhiễm sắc thể là bao nhiêu chuỗi nucleosome?

  • A. một chuỗi.
  • B. hai chuỗi.
  • C. ba chuỗi.
  • D. bốn chuỗi.

Câu 6: Tại kì đầu, sợi nhiễm sắc co xoắn lại dưới tác động của loại protein nào sau đây?

  • A. Shugoshin.        
  • B. Cohesin.            
  • C. Condensin.        
  • D. Histone.

Câu 7: Phức hệ protein có kích thước lớn, dạng vòng liên kết với nhau tạo nên bộ khung nhiễm sắc thể được gọi là

  • A. Shugoshin.        
  • B. Cohesin.            
  • C. Condensin.        
  • D. Histone.

Câu 8: Mỗi nucleosome gồm bao nhiêu phân tử protein dạng histone?

  • A. 3.
  • B. 5.
  • C. 8.
  • D. 13.

Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể

  • A. là những điểm mà tại đó phân tử DNA bắt đầu được tái bản.
  • B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
  • C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
  • D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau

Câu 10: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là

  • A. DNA và protein histone.
  • B. DNA và mRNA.
  • C. DNA và tRNA.
  • D. RNA và protein.

Câu 11: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là

  • A. 700 nm.
  • B. 300 nm.
  • C. 30 nm.
  • D. 10 nm.

Câu 12: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do

  • A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
  • B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
  • C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
  • D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây về vùng nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc là đúng?

  • A. Nguyên nhiễm sắc là vùng nhiễm sắc thể có các nucleosome nằm co cụm sát nhau.
  • B. Vùng nguyên nhiễm sắc thường chứa các gene đang hoạt động.
  • C. Vùng dị nhiễm sắc không chứa gene.
  • D. Vùng dị nhiễm sắc có các nucleosome nằm dãn cách xa nhau.

Câu 14: Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 15: Locus là

  • A. vị trí xác định của phân tử DNA trên nhiễm sắc thể.
  • B. vị trí mà các gene có thể tiến hành phiên mã.
  • C. vị trí mà protein ức chế tương tác với gene.
  • D. vị trí xác định của gene trên nhiễm sắc thể.

Câu 16: Tại sao ở kì trung gian, nhiễm sắc thể lại cần được dãn xoắn tối đa tạo ra các vùng nguyên nhiễm sắc có các nucleosome tách rời nhau?

  • A. Để thuận lợi cho tái bản DNA, phiên mã tạo RNA và dịch mã tạo nên protein.
  • B. Để thuận lợi cho tái bản DNA và nhân đôi NST ở pha S của chu kì tế bào.
  • C. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G1 ở kì trung gian.
  • D. Để thuận lợi cho quá trình nhân đôi NST ở pha G2 ở kì trung gian.

Câu 17: Hình ảnh sau đây mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST:

1. Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histone và 146 cặp nucleotide, được gọi là nucleosome.

2. Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.

3. Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của NST và có đường kính 700 nm.

4. Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kì giữa của quá trình nguyên phân.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác