Lý thuyết trọng tâm Sinh học 12 Kết nối bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Sinh học 12 kết nối tri thức bài 7: Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 7: CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Dựa vào sơ đồ (hoặc hình ảnh), trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của NST.

- Trình bày được NST là vật chất di truyền.

- Mô tả được cách sắp xếp các gene trên NST, mỗi gene định vị tại mỗi vị trí xác định gọi là locus.

- Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. Từ đó, giải thích được nguyên phân, giảm phân và thụ tỉnh quyết định quy luật vận động và truyền thông tin di truyền của các gene qua các thế hệ tế bào và cá thể.

- Phân tích được sự vận động của NST (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp, tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tỉnh là cơ sở của sự vận động của gene được thể hiện trong các quy luật di truyền, biến dị tổ hợp và biến dị số lượng NST.

B - NHỮNG KIẾN THỨC CẦN GHI NHỚ

I. CẤU TRÚC SIÊU HIỂN VI CỦA NHIỄM SẮC THỂ

- Hình thái NST quan sát rõ nhất vào kì giữa.

- Mỗi NST đều có các bộ phận: đầu mút, hai cánh và tâm động.

- Tâm động: đính NST vào sợi tơ của thoi phân bào, giúp NST di chuyển, duy trì hình dạng tế bào; 

+ Tùy vị trí của tâm động chia thành các dạng NST: tâm mút, tâm lệch, tâm giữa.

- Cấu trúc siêu hiển vi của NST:

+ Đơn vị cấu trúc: Nucleosome gồm 8 phân tử histone (lõi) + DNA quấn quanh bên ngoài (146 cặp nucleotide).

Đặc điểm cấu trúc

Trung gian

Các nucleosome nối với nhau bằng một đoạn DNA tạo chuỗi nucleosome (sợi cơ bản) có d = 10 nm.

Kì đầu

Các protein condensin I và II làm cho các sợi NST co xoắn lại tạo nên bộ khung NST (vòng sợi 10 nm) → chiều dài NST giảm mạnh và tăng dần chiều rộng NST.

Kì giữa

Các vòng sợi 10 nm tiếp tục co xoắn và nén lại, xếp chồng lên nhau và nhô dài ra làm cho NST tăng chiều rộng và ngắn lại ở mức cực đại tạo nên chromatid có d = 700 nm.

II. CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ

1. Mang thông tin di truyền

- NST mang gene, các gene nằm kế tiếp nhau theo chiều dọc NST và mỗi gene ở một vị trí xác định gọi là locus.

+ Cặp NST tương đồng chứa các allele của một gene ở cùng một locus.

+ Số lượng gene và sự phân bố gene trên NST của cùng bộ NST cũng rất khác nhau.

- NST chứa các trình tự nucleotide ở đầu mút bảo vệ NST và trình tự tâm động gắn với thoi phân bào đảm bảo cho cho NST di chuyển được khi phân chia tế bào.

2. Truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào

- Thông tin di truyền được truyền đạt nguyên vẹn qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính và qua các thế hệ tế bào nhờ cơ chế nhân đôi và phân li của NST trong nguyên phân (loài sinh sản hữu tính).

- Ở loài sinh sản hữu tính, thông tin di truyền được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể nhờ sự vận động của NST (tự nhân đôi, phân li, tổ hợp và tái tổ hợp) trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, là cơ sở cho sự vận động của các gene theo quy luật tạo ra các dạng tổ hợp gene khác nhau (biến dị tổ hợp và biến dị số lượng NST) nên giúp sinh vật thích nghi tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Sinh học 12 KNTT bài 7: Cấu trúc và chức năng của, kiến thức trọng tâm Sinh học 12 kết nối tri thức bài 7: Cấu trúc và chức năng của, Ôn tập Sinh học 12 kết nối tri thức bài 7: Cấu trúc và chức năng của

Bình luận

Giải bài tập những môn khác