Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối bài 2: Gene, quan trình quyền đạt thông tin di truyền và hệ gene

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 Kết nối tri thức bài 2: Gene, quan trình quyền đạt thông tin di truyền và hệ gene có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Trắc nghiệm

Câu 1: Quá trình nào sau đây có giai đoạn hoạt hóa amino acid?

  • A. Phiên mã tổng hợp mRNA.
  • B. Dịch mã.
  • C. Phiên mã tổng hợp tRNA.
  • D. Tái bản DNA.

Câu 2: Loại nucleic acid nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribosome?

  • A. rRNA.
  • B. mRNA.
  • C. tRNA.
  • D. DNA.

Câu 3: Dựa vào chức năng, gene được chia thành hai loại gồm

  • A. gene cấu trúc và gene phân mảnh.
  • B. gene điều hòa và gene cấu trúc.
  • C. gene điều hòa và gene không phân mảnh.
  • D. gene phân mảnh và gene không phân mảnh.

Câu 4: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “người phiên dịch”?

  • A. DNA.
  • B. tRNA.
  • C. rRNA.
  • D. mRNA.

Câu 5: Triplet 3’CAT5’ mã hóa amino acid valine, tRNA vận chuyển amino acid này có anticodon là 

  • A. 5’GUA3’.
  • B. 3’CAU5’.
  • C. 5’CAU3’.
  • D. 3’GUA5’.

Câu 6: Trình tự nucleotide trên một đoạn phân tử mRNA là

3’--AGUGUCCUAUA--5’

Trình tự nucleotide đoạn tương ứng trên mạch khuôn của gene là

  • A. 5’--AGUGUCCUAUA --3’   .         
  • B. 5’--TCACAGGATAT--3’.
  • C. 5’--TGACAGGAUTA--3’.              
  • D. 3’--UCACAGGAUAU--5’.

Câu 7: Trong tế bào, phân tử nào sau đây có anticodon?

  • A. Tinh bột.           
  • B. Protein.
  • C. Lipid.
  • D. tRNA.

Câu 8: Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại amino acid, trừ 5’AUG3’ và 5’UGG3’, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

  • A. liên tục.
  • B. phổ biến.
  • C. thoái hóa.
  • D. đặc hiệu.

Câu 9: Ở sinh vật nhân thực, codon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

  • A. 5’AUA3’.
  • B. 5’AUG3’.
  • C. 5’AAG3’.
  • D. 5’UAA3’.

Câu 10: Hệ gene là

  • A. tập hợp tất cả vật chất di truyền DNA trong tế bào của một sinh vật.
  • B. tập hợp tất cả vật chất di truyền DNA trong tế bào của một quần thể sinh vật.
  • C. tập hợp tất cả vật chất di truyền RNA trong tế bào của một sinh vật.
  • D. tập hợp tất cả vật chất di truyền RNA trong tế bào của một quần thể sinh vật.

Câu 11: Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng theo thứ tự 

  • A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
  • B. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
  • C. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
  • D. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa.

Câu 12: Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế phiên mã ngược?

  • A. DNA → RNA.
  • B. RNA → DNA.
  • C. RNA → protein.
  • D. DNA → DNA.

Câu 13: Đặc điểm chung của quá tình tái bản DNA và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực là

  • A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử DNA của nhiễm sắc thể.
  • B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
  • C. đều có sự tham gia của DNA polymerase.
  • D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gene.

Câu 14: Hình vẽ dưới đây mô tả một cơ chế di truyền cấp độ phân tử đang diễn ra. Cấu trúc X trên hình vẽ là

  • A. RNA polymerase.                            
  • B. DNA polymerase.
  • C. DNA ligase.                                     
  • D. Ribosome.

Câu 15: Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Dịch mã là quá trình dịch trình tự các codon trên mRNA thành trình tự các amino acid trong chuỗi polypeptide.
  • B. Quá trình dịch mã có sự tham gia của các nucleotide tự do.
  • C. Trong quá tái bản DNA, cả hai mạch mới đều được tổng hợp liên tục.
  • D. Quá trình phiên mã cần có sự tham gia của enzyme DNA polymerase.

Câu 16: Giả sử có một gene với số lượng các cặp nucleotide ứng với mỗi đoạn exon và intron như sau:

ExonIntronExonIntronExonIntronExon
901301509090120150

Phân tử protein có chức năng sinh học được được tạo ra từ gene này chứa bao nhiêu amino acid?

  • A. 160.
  • B. 159.
  • C. 158.
  • D. 76.

Câu 17: Cho biến gene mã hóa cùng một loại amino acid ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nucleotide sau đây:

LoàiTrình tự nucleotide khác nhau của gene mã hóa enzyme đang xét
Loài AC A G G T C A G T T
Loài BC C G G T C A G G T
Loài CC A G G A C A T T T
Loài DC C G G T C A A G T

Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là

  • A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  • B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  • C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  • D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

Câu 18: Cấu trúc điển hình của gene ở vi khuẩn không có trình tự nào sau đây?

  • A. Trình tự khởi động.
  • B. Vùng mã hoá.
  • C. Intron.
  • D. Vùng kết thúc.

Câu 19: Đoạn trình tự nucleotide nào sau đây là sản phẩm phiên mã từ đoạn gene có trình tự nucleotide 5’-ATGCCTAGGAC-3’?

  • A. 3’-TACGGATCCTG-5’
  • B. 5’-UACGGAUCCUG-3’
  • C. 3’-AUGCCUAGGAC-5’
  • D. 5’-AUGCCUAGGAC-3’

Câu 20: Một bộ ba mã hoá trên gene có trình tự 5’-GCT-3’. tRNA có trình tự bộ ba đối mã nào sau đây sẽ vận chuyển amino acid để dịch mã bộ ba này?

  • A. 3’-GCU-5’
  • B. 3’-CGA-5’
  • C. 5’-CGA-3’
  • D. 5’-CGU-3’

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác