Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Di truyền gene ngoài nhân xảy ra khi:

  • A. Các gene nằm trên nhiễm sắc thể Y
  • B. Các gene nằm trên nhiễm sắc thể X
  • C. Các gene nằm ngoài nhân tế bào, chủ yếu là trong ty thể và lục lạp
  • D. Các gene di truyền qua tế bào chất

Câu 2: Enzyme nào có vai trò quan trọng trong việc giải xoắn DNA trong quá trình tái bản?

  • A. DNA polymerase
  • B. Ligase
  • C. Helicase
  • D. Topoisomerase

Câu 3: Gene là gì?

  • A. Là một đoạn DNA mang thông tin mã hóa cho một loại protein hoặc ARN
  • B. Là một đoạn ARN mang thông tin mã hóa cho protein
  • C. Là một đoạn protein mã hóa cho ARN
  • D. Là một đoạn ADN mã hóa cho gene

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về đặc điểm di truyền của gene ngoài nhân là không đúng?

  • A. Kết quả phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
  • B. Các tính trạng di truyền theo dòng mẹ.
  • C. Các tỉnh trạng di truyền tuân theo quy luật di truyền Mendel và mở rộng.
  • D. Có hiện tượng di truyền không đồng nhất.

Câu 5: Các mạch đơn mới được tổng hợp trong quá trình tái bản của phân tử DNA hình thành

  • A. cùng chiều tháo xoắn của DNA.
  • B. cùng chiều với mạch khuôn.
  • C. theo chiều 3’ đến 5’.
  • D. theo chiều 5’ đến 3’.

Câu 6: Cấu trúc của một gene bao gồm ba vùng theo thứ tự 

  • A. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
  • B. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
  • C. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
  • D. vùng mã hóa, vùng kết thúc, vùng điều hòa.

Câu 7: Cho biến gene mã hóa cùng một loại amino acid ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nucleotide sau đây:

LoàiTrình tự nucleotide khác nhau của gene mã hóa enzyme đang xét
Loài AC A G G T C A G T T
Loài BC C G G T C A G G T
Loài CC A G G A C A T T T
Loài DC C G G T C A A G T

Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là

  • A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  • B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  • C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.
  • D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất.

Câu 8: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactose và khi môi trường không có lactose?

  • A. Một số phân tử lactose liên kết với protein ức chế.
  • B. Gene điều hòa lacI tổng hợp protein ức chế.
  • C. Các gene cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử RNA tương ứng.
  • D. RNA polymerase liên kết với vùng khởi động của operon lac và tiến hành phiên mã.

Câu 9: Khi nói về operon lac ở vi khuẩn E.coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu xảy ra đột biến ở giữa gene cấu trúc lacY thì có thể làm cho protein do gene này quy định bị bất hoạt.

II. Nếu xảy ra đột biến ở gene điều hòa lacI làm cho gene này không được phiên mã thì các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA cũng không được phiên mã.

III. Khi protein ức chế liên kết với trình tự O (operator) thì các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA không được phiên mã.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotide ở giữa gene điều hòa lacI thì có thể làm cho các gene cấu trúc lacZ, lacY, lacA phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactose.

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 1.
  • D. 2.

Câu 10: Giống cây bông được chuyển gene kháng sâu hại từ vi khuẩn là thành tựu của phương pháp tạo giống nhờ

  • A. cấy truyền phôi.
  • B. gây đột biến.
  • C. nhân bản vô tính.
  • D. công nghệ gene.

Câu 11: Các bước trong kĩ thuật tạo DNA tái tổ hợp gồm

(1) Cắt thể truyền và gene cần chuyển.

(2) Tách thể truyền và DNA mang gene cần chuyển.

(3) Nối gene cần chuyển với thể truyền tạo DNA tái tổ hợp.

Trình tự các bước thực hiện đúng là

  • A. 1 → 3 → 3.
  • B. 2 → 1 → 3.
  • C. 1 → 2 → 3. 
  • D. 3 → 1 → 2.

Câu 12: Một loài thực vật lưỡng bội, xét một gene có 2 allele; allele B có 1200 nucleotide và mạch 1 của gene này có A : T : G : C = 1 : 2 : 3 : 4. Allele B bị đột biến thêm 1 cặp nucleotide thành allele b. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tỉ lệ (A + T) : (G + C) của allele b bằng tỉ lệ (G + A) : (T + C) của allele B.

II. Nếu allele b phát sinh do đột biến thêm 1 cặp G – C thì allele b có 421 nucleotide loại G.

III. Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra ngay sau mã mở đầu thì chuỗi polypeptide do allele b quy định giống với chuỗi polypeptide do allele B quy định.

IV. Nếu allele b phát sinh do đột biến xảy ra trong giảm phân thì allele b có thể di truyền cho đời sau.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 13: Nhận định nào dưới đây về vùng nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc là đúng?

  • A. Nguyên nhiễm sắc là vùng nhiễm sắc thể có các nucleosome nằm co cụm sát nhau.
  • B. Vùng nguyên nhiễm sắc thường chứa các gene đang hoạt động.
  • C. Vùng dị nhiễm sắc không chứa gene.
  • D. Vùng dị nhiễm sắc có các nucleosome nằm dãn cách xa nhau.

Câu 14: Cho biết mỗi gene quy định một tính trạng, các allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?

  • A. AaBb × AaBb.
  • B. AaBb × AABb.
  • C. AaBb × AaBB.
  • D. AaBb × AAbb.

Câu 15: Đâu không phải là tương tác của các allele trong cùng một gene? 

  • A. Trội/lặn hoàn toàn. 
  • B. Trội/lặn không hoàn toàn.
  • C. Tương tác cộng gộp. 
  • D. Đồng trội. 

Câu 16: Đặc điểm chung của hai người có kiểu gene IAIvàIAIlà: 

  • A. Đều có nhóm máu A.   
  • B. Đều không có kháng nguyên IB trên bề mặt hồng cầu.
  • C. Đều có kháng nguyên IO trên bề mặt hồng cầu.               
  • D. Đều có kháng nguyên IA trên bề mặt hồng cầu. 

Câu 17: Theo lí thuyết, khi nói về sự di truyền các gene ở thú, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Các gene trong tế bào chất thường di truyền theo dòng mẹ.
  • B. Các gene trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gene liên kết.
  • C. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới đực.
  • D. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST X chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái

Câu 18: Một tế bào sinh tinh có kiểu gene TRẮC NGHIỆMDd đang giảm phân, trong đó cặp NST chứa hai cặp gene A, a và B, b không phân li ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường; cặp D, d và các cặp NST khác phân li bình thường. Biết các gene không xảy ra hoán vị. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kết thúc quá trình giảm phân tạo ra 4 giao tử đột biến.

II. Giao tử được tạo ra có kiểu gene ABDd hoặc ab.

III. Các giao tử được tạo ra có bộ NST là (n + 1) và (n – 1).

IV. Số loại giao tử tối được tạo ra là 4.

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Khẳng định nào sau đây về đột biến nhiễm sắc thể là không đúng?

  • A. Biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào soma.
  • B. Biến đổi về cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • C. Nhiễm sắc thể tháo xoắn trong quá trình phân bào.
  • D. Nhiễm sắc thể bị ngắn lại ở telomere.

Câu 20: Ở người, cùng hệ nhóm máu ABO, hệ nhóm máu Rhesus (Rh) có vai trò quan trọng do đều gây chứng tan huyết khi không tương đồng nhóm máu. Một người phụ nữ có nhóm máu Rh âm (Rh) thường mang thai và sinh con thứ nhất có nhóm máu Rh dương (Rh+) bình thường, nhưng dễ bị sảy thai ở các lần mang thai tiếp theo nếu thai nhi có nhóm máu Rh+. Tỉ lệ người có nhóm máu Rh chiếm khoảng 17% ở người da trắng, 7% ở người da đen và 0,5% ở người da vàng (trong đó có người Việt). Gene quy định nhóm máu Rh có 2 allele R và r, nằm trên NST thường. Allele R quy định nhóm máu Rh+ trội hoàn toàn so với allele r quy định nhóm máu Rh.

Một cặp vợ chồng người Viết có con thứ nhất Rh+, nhưng người vợ có một anh ruột và hai cháu ruột Rh. Phát biểu tư vấn di truyền nào dưới đây là phù hợp với cặp vợ chồng này khi họ dự định sinh con lần thứ hai?

  • A. Người vợ không có nguy cơ sảy thai; vì đã có con thứ nhất Rh+ và xác suất Rh+ ở người Việt rất thấp.
  • B. Người vợ không có nguy cơ sảy thai; vì con thứ nhất Rh+ cho thấy kiểu gene của người chồng là RR.
  • C. Người vợ có nguy cơ sảy thai; vì xác suất người vợ có nhóm máu Rh cao hơn mức chung của quần thể.
  • D. Người vợ có nguy cơ sảy thai cao hơn 50% nếu có kiểu gene rr và người chồng có kiểu gene dị hợp tử.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác