Đáp án Ngữ văn 10 Chân trời bài Cuộc tu bổ lại các giống vật

Đáp án bài Cuộc tu bổ lại các giống vật. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN PHÂN TÍCH,

 ĐÁNH GIÁ MỘT TRUYỆN KỂ

ĐỌC NGỮ LIỆU THAM KHẢO

Phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn “Chó sói và chiên con” (La Phông-ten)

Câu 1: Mở bài, thân bài và kết bài của ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa?

Đáp án chuẩn:

- Mở bài: Nêu được nội dung khái quát của tác phẩm, thể loại cũng như tác giả, thời gian sáng tác

- Thân bài: đầy đủ luận điểm , lý lẽ, dẫn chứng rõ ràng

- Kết bài:  khẳng định lại được ý nghĩa của tác phẩm

Câu 2: Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?

Đáp án chuẩn:

Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự luận điểm trước, hình thức nghệ thuật sau

Câu 3: Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ, bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ.

Đáp án chuẩn:

- Lý lẽ nêu trước, bằng chứng trích sau để chứng minh.

- Ví dụ: Sói biểu trưng cho kẻ mạnh, tàn bạo; Chiên biểu trưng cho kẻ yếu...

Câu 4: Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề?

Đáp án chuẩn:

- Người viết phân tích về ý nghĩa, giá trị chủ đề của văn bản khá là bao quát và chưa chi tiết cho lắm. 

- Bằng chứng được đưa ra bổ trợ cho việc phân tích còn khá là ít.

Câu 5: Người viết đã phân tích, đánh giá những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

Đáp án chuẩn:

- Tình huống truyện độc đáo

- Nhân vật giàu tính biểu tượng

- Kết cấu tương phản

- Lối kể truyện bằng thơ hàm súc mà hấp dẫn

=> Thể hiện rõ ràng chủ đề của truyện theo hướng tác giả mong muốn

Câu 6: Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể?

Đáp án chuẩn:

Khi viết một bài văn nghị luận phân tích, chúng ta cần xác định rõ luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng và cách sắp xếp sao cho phù hợp.

THỰC HÀNH VIẾT THEO QUY TRÌNH

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện (thần thoại, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích.

Đáp án chuẩn:

Bước 1: Chuẩn bị viết

Xác định tác phẩm truyện, mục đích viết, người đọc

- Lựa chọn một số truyện kể cụ thể trong số các loại. Nên chọn truyện có chủ đề xác định, hình thức nghệ thuật thú vị, thể hiện sâu sắc nội dung, ý nghĩa,... 

- Trả lời các câu hỏi có tính định hướng cho bài viết

+ Mục đích viết của bạn là gì?

+ Người đọc bài viết của bạn có thể là những ai?

Thu thập tài liệu

- Tìm những nguồn tư liệu liên quan đến truyện kể 

- Khi đọc, tham khảo tư liệu, cần ghi chép một số nhận xét, đánh giá về tác phẩm cần cho việc trích dẫn hoặc suy nghĩ tiếp để trao đổi thêm trong bài viết.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

- Tìm ý cho việc phân tích, đánh giá chủ đề của một truyện kể

- Tìm ý cho việc phân tích, đánh giá nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

Lập dàn ý:

- Xây dựng hệ thống luận điểm cho bài viết.

- Tạo lập ít nhất hai luận điểm về nội dung và nghệ thuật.

- Sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách như hình thức nghệ thuật trước, chủ đề sau; chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau; kết hợp phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật trong từng luận điểm.

- Nêu rõ ý kiến nhận xét, đánh giá của người viết về những nét đặc sắc của tác phẩm.

- Lược dẫn từ truyện kể một số hình ảnh, chi tiết, biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để dàn ý phần thân bài cụ thể hơn.

Bước 3: Viết bài

Bài mẫu tham khảo: Thần Trụ Trời

"Thần Trụ Trời" là một tác phẩm dân gian truyền miệng của người Việt cổ từ thời tối cổ và còn tồn tại đến ngày nay, được nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi sưu tầm và kể lại trong “Lược khảo về thần thoại Việt Nam”. Qua truyện này, người Việt cổ muốn giải thích các hiện tượng thiên nhiên như vì sao có trời, đất, vì sao trời và đất được phân đôi, vì sao mặt đất không bằng phẳng mà có chỗ lõm, chỗ lồi, và vì sao có sông, núi, biển, đảo. 

Người Việt cổ, giống như nhiều dân tộc khác, đã cố gắng hiểu rõ thế giới xung quanh. Khi chưa hiểu được, họ sáng tạo ra một vị thần khổng lồ để giải thích tự nhiên và vũ trụ một cách ngây thơ và đáng yêu. Độc giả ngày nay cảm nhận được sự hồn nhiên và ước mơ của người Việt cổ muốn giải thích thế giới tự nhiên quanh mình. Mọi chi tiết kể và tả về Thần Trụ Trời đều gợi lên tính chất kỳ lạ, phi thường của nhân vật và thần thoại, nhân cách hóa vũ trụ thành một vị thần. 

Hành động đầu tiên khi Thần Trụ Trời xuất hiện là “vươn vai đứng dậy, ngẩng cao đầu đội trời lên, giang chân đạp đất xuống…”, tương tự như nhiều vị thần tạo thiên lập địa khác trên thế giới, như ông Bàn Cổ trong thần thoại Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm khác biệt là sau khi xuất hiện trong cõi hỗn độn giống như quả trứng của vũ trụ, ông Bàn Cổ đạp cho quả trứng tách đôi, nửa trên là trời, nửa dưới là đất, và ông tiếp tục đẩy trời lên cao, đạp đất xuống thấp bằng sự biến hóa, lớn lên không ngừng của bản thân, chứ không phải xây cột chống trời như Thần Trụ Trời.

Sự khai thiên lập địa của ông Thần Trụ Trời ở Việt Nam và ông Bàn Cổ ở Trung Quốc có cả điểm giống và khác nhau, thể hiện nét chung và nét riêng trong thần thoại của các dân tộc. Từ nền tảng ban đầu ít ỏi, người Việt cổ và các dân tộc khác trên thế giới không ngừng bổ sung và sáng tạo, làm cho nền văn học và nghệ thuật ngày càng đa dạng hơn. Thần thoại đã tạo nên cho người Việt Nam nếp cảm, nếp nghĩ, nếp tư duy đầy hình tượng phóng đại và khoáng đạt, và cũng nhờ nghệ thuật phóng đại mà các nhân vật thần thoại có sức sống lâu bền, vượt qua mọi thời gian để còn lại đến ngày nay..

Truyện thần thoại “Thần Trụ Trời” vừa cho các bạn đọc biết được sự hình thành của trời đất, sông, núi, đá,…vừa cho thấy sự sáng tạo của người Việt cổ. Tuy truyện có nhiều yếu tố hoang đường, phóng đại nhưng cũng có cái lõi của sự thật là con người thời cổ đã khai khẩn, xây dựng, tạo lập đất nước.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác