Đáp án KHTN 9 Cánh diều bài 27: Tinh bột và cellulose

Đáp án bài 27: Tinh bột và cellulose. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Khoa học tự nhiên 9 cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 27: TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Mở đầu: Nêu tên một số loại lương thực chứa nhiều tinh bột. Tinh bột cellulose chiếm phần lớn khối lượng khô của thực vật. Vậy tinh bột cellulose có công thức hóa học và tính chất như thế nào?

Đáp án chuẩn:

- Ngũ cốc, củ, cây họ đậu, trái cây.

- (C6H10O5)n

- Tính chất:

+ Là polysaccharide

+ Khối lượng phân tử lớn

+ Tồn tại dưới hai dạng: Amylose và amylopectin.

+ Tính chất vật lý: bột màu trắng, không mùi vị. Không tan trong nước lạnh, tan trong nước nóng. Tạo dung dịch keo.

+ Tính chất hóa học:Thủy phân bởi axit hoặc enzyme thành glucose. Tác dụng với dung dịch iốt cho màu xanh tím.

I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Câu 1: Quan sát hình 27.3 cho biết bộ phận nào của cây ngô

a) Chứa nhiều tinh bột?

b) Chứa nhiều cellulose? 

Đáp án chuẩn: 

a) Hạt ngô

b) Vỏ cây 

Câu 2: Quan sát các hình 27.1 và 27.2, cho biết trạng thái, màu sắc của tinh bột và cellulose

Đáp án chuẩn:

- Tinh bột bột mịn và có màu trắng đục

- Cellulose rắn cục và có màu trắng trong

Vận dụng: Nêu những hiện tượng trong thực tiễn chứng tỏ tinh bột tan được trong nước nóng còn cellulose không tan

Đáp án chuẩn:

Quan sát qua thí nghiệm tan trong nước và sử dụng trong nấu ăn. Tinh bột thường tạo thành chất gelatin hỗn hợp trong khi cellulose không gây hiện tượng nhão và dẻo như tinh bột.

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

Câu 1: Hiện tượng nào trong thí nghiệm 1 cho biết tinh bột đã tác dụng với iodine

Đáp án chuẩn:

Hiện tượng: phức chất màu xanh đậm.

Câu 2: Dự đoán hiện tượng xảy ra khi nhỏ một giọt dung dịch iodine lên một lát khoai tây hoặc một lát chuối xanh

Đáp án chuẩn:

- Lát khoai tây: Nếu chứa tinh bột, thì, tạo thành một phức chất màu xanh đậm hoặc màu tím đậm. 

- Lát chuối xanh: Chuối xanh không chứa nhiều tinh bột, do đó không có sự thay đổi màu sắc đáng kể.

Câu 3: Hiện tượng nào trong thí nghiệm 2 chứng tỏ phản ứng thủy phân tinh bột đã xảy ra

Đáp án chuẩn:

Sự thay đổi màu từ màu vàng nâu thành màu xanh hoặc tím đậm

Câu 4: Tinh bột và cellulose có những tính chất hóa học nào sau đây?

a) Tác dụng với H2O khi có acid và đun nóng

b) Tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường khi có enzyme

c) Tác dụng với iodine

Đáp án chuẩn:

a) Đều có tác dụng

b) Chỉ cellulose tác dụng

c) Đều có tác dụng

Vận dụng: Nếu một số ví dụ trong thực tiễn để minh họa về sự thủy phân tinh bột và cellulose ở nhiệt độ thường nhờ tác dụng của enzyme

Đáp án chuẩn: 

- Sự lên men trong sản xuất bia và rượu

- Sản xuất đường glucozo

- Chế biến thực phẩm và bột giặt

III. ỨNG DỤNG

Câu 1: Quan sát hình 27.4 và cho biết những ứng dụng chính của tinh bột

Đáp án chuẩn: 

- Làm thức ăn cho người và nhiều động vật

- Sản xuất glucose

- Sản xuất ethylic alcolhol

Câu 2: Nêu tên một số loại lương thực thực phẩm có chứa nhiều tinh bột

Đáp án chuẩn: 

Gạo, khoai tây, bắp, lúa mạch, ngô,...

Vận dụng: Dựa vào khuyến nghị nêu trong bảng 27.1, tính lượng carbohyfrate em cần ăn trong 1 tháng

Đáp án chuẩn: 

8700g 1 tháng

Câu 3: Quan sát hình 27.5 và cho biết những ứng dụng chính của cellulose

Đáp án chuẩn: 

- Làm thức ăn cho một số loại động vật

- Sản xuất giấy, vải, sợi

- Làm vật liệu xây dựng

III. SỰ TẠO THÀNH TINH BỘT VÀ CELLULOSE TRONG TỰ NHIÊN

Câu 1: Có ý kiến cho rằng:”Phản ứng quang hợp có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên”. Ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích.

Đáp án chuẩn: 

Đúng. Vì sản xuất năng lượng, sản xuất oxy, duy trì sinh quyển

Vận dụng: “Rừng là lá phổi xanh của trái đất”. Em hiểu câu hỏi trên như thế nào?

Đáp án chuẩn: 

Câu nói trên nhấn mạnh vai trò quan trọng của rừng trong hệ sinh thái toàn cầu. Rừng cung cấp oxy và hấp thụ CO2, là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật, giữ chặt đất, và bảo vệ môi trường.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác