Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng
Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 7: Hội nghị Diên Hồng. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI ĐỌC 1: HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Câu chuyện kể về công cuộc chống quân Nguyên - Mông của triều đình ta, Vua Trần Thánh Tông đã triệu các bô lão từ khắp nơi về để hỏi ý kiến nên đánh hay nên hoà. Qua bài đọc có thể thấy rõ ý chí quyết tâm, tinh thần đoàn kết chống quân xâm lược của cha ông ta.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng xem video về Kháng chiến chống Mông – Nguyên. Hội nghị Diên Hồng sau dây:
https://youtu.be/nLZSDimQOyg?si=tQyu4W3v0C69LXO9
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Hãy nêu suy nghĩ và cảm nhận của em sau khi xem xong video.
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr90, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đọc thành tiếng
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc Hội nghị Diên Hồng và trả lời câu hỏi:
a, Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
b, Bài đọc chia làm mấy đoạn ?
Video trình bày nội dung:
a, + Luyện đọc một số từ khó: võng đi, trẫm, khanh, ban yến, biên ải,…
+ Một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật:
Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát: Quân Nguyên Mông nay đã gần kề biên ải. Thế giặc mạnh như hùm beo. Chúng đã đạp đổ bao thành trì từ đông sang tây. Lớn như nước Trung Hoa cũng đã mất về tay chúng. Sóm muộn, giặc cũng sẽ tràn sang cướp nước ta. Trẫm và các tướng sĩ đã có kế sách chống giặc. Nhưng lòng trẫm chưa yên vì không nỡ để bách tính lầm than. Các khanh là bậc trưởng lão trong dân gian. Vậy, trẫm hỏi ý các khanh: Ta nên hoà hay nên đánh?
Giọng điệu hào hùng:“ Đánh! Đá... ánh...! Xin Bệ hạ cho đánh!
b, + Đoạn 1 (từ đầu đến ... nước Đại Việt.): đọc với giọng lo lắng.
+ Đoạn 2 (từ Cuộc chiến đã gần kề... đến … miệng nhai trầu bỏm bẻm.): đọc với giọng khoai thai.
+ Đoạn 3 (từ Sáng mồng Bảy ... đến ... như có cơn bão tràn qua): Những câu là lời dẫn truyện đọc với giọng trầm, chậm rãi. Lời của nhà vua đọc với giọng dõng dạc, những câu nói về quân giặc đọc với giọng tức giận, những câu nói tới dự định của nhà vua đọc với giọng xúc động. Lời của các bô lão đọc với giọng khí thế, quyết tâm.
+ Đoạn 4 (phần còn lại): Đọc với giọng từ tốn, trang trọng.
Nội dung 2: Đọc hiểu
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :
+ Câu 1. Nhà vua triệu các bô lão về kinh thành Thăng Long bàn việc gì?
+ Câu 2. Vì sao nhà vua muốn hỏi ý kiến các bô lão từ khắp mọi miền đất nước?
+ Câu 3. Hình ảnh các vị bô lão từ khắp mọi miền về dự họp nói lên điều gì?
+ Câu 4. Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện ý chí chung của các vị bô lão trong hội nghị.
+ Câu 5. Em có cảm nghĩ gì về Hội nghị Diên Hồng?
Video trình bày nội dung:
+ Câu 1: Nhà vua triệu các bô lão về kinh, bàn phương án đối phó với quân giặc: Nên hòa hay nên đánh?
+ Câu 2: Vì các bô lão là những người có uy tín trong nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân trên mọi miền đất nước.
+ Câu 3: Hình ảnh đó nói lên tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của các bô lão đối với việc nước. Đây cũng là hình ảnh thể hiện sự đoàn kết của nhân dân cả nước.
+ Câu 4: Đó là các chi tiết:
Khi nhà vua hỏi: “Ta nên hòa hay nên đánh?”, tất cả các bô lão đều nói: “Đánh! Đá … ánh …! Xin Bệ hạ cho đánh!”. Tiếng hô thống thiết nổi lên như sóng cồn;
Chi tiết này được miêu tả trong quốc sử (Đại Việt sử kí toán thư do các sử thần nhà Trần, nhà Lê như Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Huy,… biên soạn): Các phụ lão đều nói “Đánh!”, muôn người cùng hô một tiếng, tiếng hô như bật ra từ một cửa miệng.
+ Câu 5: HS trả lời theo suy nghĩ, cảm nhận riêng. VD: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tôi nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên. Và đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
………..
Nội dung video bài đọc 1: Hội nghị Diên Hồng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.