Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ

Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 6: Câu chuyện chiếc đồng hồ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI ĐỌC 1: CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.

  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Bài đọc khuyên mọi người yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình vì nhiệm vụ nào cũng có ích cho xã hội.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng xem một số hình ảnh sau đây: 

BÀI ĐỌC 1: CÂU CHUYỆN CHIẾC ĐỒNG HỒ

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Kể tên các nghề nghiệp được nhắc đên qua các hình ảnh trên.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: 

+ Hình 1: Giáo viên.

+ Hình 2: Lao công.

+ Hình 3: Công an.

+ Hình 4: Bảo vệ.

à Tất cả các nghề đều đáng quý, trân trọng, đều giúp cuộc sống trở nên tốt đẹp.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc bài Câu chuyện chiếc đồng hồ và trả lời câu hỏi:

a, Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

b, Bài đọc chia làm mấy đoạn ?

Video trình bày nội dung:

a, + Luyện đọc một số từ khó: rút bớt, toại nguyện, rút trong túi ra, đánh tan,… 

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của Bác Hồ: 

  • Năm 1954,/ các cán bộ đang dự hội nghị/ thì có lệnh của cấp trên rút bớt một số người sang học lớp tiếp quản Thủ đô.// Ai nấy đều háo hức muốn đi,/ nhất là những người quê ở Hà Nội.// Bao năm xa nhà,/ nay được dịp trở về công tác,/ nhiều người đề nghị cấp trên quan tâm,/ cho được toại nguyện.//

  • Các bộ phận của một chiếc đồng hồ/ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng.// Đã là nhiệm vụ/ thì đều quan trọng.// Các cô chú thử nghĩ xem:/ Trong một chiếc đồng hồ/ mà anh kim đòi làm anh chữ số,/ anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,/… thì còn là cái đồng hồ được không?//;… 

b, + Đoạn 1: Từ đầu đến “toại nguyện”. Câu 1 đọc với giọng kể chuyện khoai thai, dõng dạc. Hai câu còn lại đọc với giọng hồi hộp, thiết tha. 

+ Đoạn 2: Từ “Giữa lúc đó ….” đến “… Thưa Bác, không được ạ”. Ba câu đầu đọc với giọng phấn khởi. Lời Bác Hồ đọc với giọng ôn tồn. Các câu trả lời của cán bộ đọc với giọng vui vẻ, hào hứng. 

+ Đoạn 3: Còn lại: Lời Bác Hồ đọc với giọng ôn tồn, hóm hỉnh. Các câu còn lại đọc với giọng kể chuyện khoan thai, dõng dạc. 

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :

+ Câu 1: Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? 

+ Câu 2: Vì sao nhiều cán bộ đang dự hội nghị muốn chuyển sang học lớp tiếp quản Thủ đô? 

+ Câu 3: Bác Hồ đã làm cách nào để giúp mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư”? 

+ Câu 4: Em thích nhất câu nói nào của Bác Hồ trong bài đọc? Vì sao? 

+ Câu 5: Từ câu chuyện trên, em có suy nghĩ gì về giá trị của các nghề nghiệp trong xã hội?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi, Chính phủ chuẩn bị về tiếp quản thủ đô. / Câu chuyện diễn ra trong một hội nghị vào lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi, Chính phủ chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô.

+ Câu 2: Vì nhiều cán bộ là người Hà Nội, xa nhà đã lâu, muốn được về để sớm gặp người thân. / Vì nhiều cán bộ cho rằng được tham gia tiếp quản Thủ đô là vinh dự. 

+ Câu 3: Bác Hồ hiểu rõ “những thắc mắc riêng tư” của mọi người nên đã kể câu chuyện về chiếc đồng hồ để giúp mọi người hiểu: Mỗi người có một nhiệm vụ, nhiệm vụ nào cũng quan trọng. Nhờ câu chuyện và sự phân tích của Bác mà mọi người đã “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư”. 

+ Câu 4: Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ thì đều quan trọng./ Các cô chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ,… thì còn là cái đồng hồ được không?

  • Những câu nói của Bác Hồ đều rất giản dị, dễ hiểu, thấu tình đạt lí, khiến mọi người “tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.”

+ Câu 5: Các nghề nghiệp cũng như các bộ phận của một chiếc đồng hồ, bộ phận nào cũng cần. 

………..

Nội dung video bài đọc 1: Câu chuyện chiếc đồng hồ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác