Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm

Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 3: Hạt nảy mầm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI ĐỌC 3: HẠT NẢY MẦM

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. 

  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài; biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa của các từ khác, nếu chưa hiểu.

  • Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài đọc: Kể về một số hoạt động học tập có tính trải nghiệm, qua đó cho thấy sự thú vị và ý nghĩa thiết thực của phương pháp học tập “học đi đôi với hành”.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp xem một số hình ảnh về trẻ em khám phá, tìm tòi trong học tập: 

BÀI ĐỌC 3: HẠT NẢY MẦM

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc bài Hạt nảy mầm và trả lời câu hỏi:

a, Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

b, Bài đọc chia làm mấy đoạn ?

Video trình bày nội dung:

a, + Luyện đọc một số từ khó: vòng đời, rắn cấc, nứt nanh, thực thụ, hí hửng, dẫu, chập chờn, len, trái hồng, vành nôi, …  

+ Luyện đọc câu dài: Mỗi cái hạt/ là một cơ thể sống thực thụ,/ nó chỉ đang ngủ thôi.// Để đánh thức/ và kích thích các hạt có vỏ cứng nảy mầm,/ người ta/ thường ngâm chúng vào nước nóng.// Thay vì ngâm,/ hạt gấc này được đồ trong chỗ xôi.// Với loại hạt ngủ lâu như hạt xoan,/ người ta/ còn đốt vài phút trước/ khi gieo cho chóng nảy mầm//... Bây giờ,/ các em theo cô,/ mang những cây này ra vườn trồng.//

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc của nhân vật: 

  • Giọng điệu nghi vấn, nghi ngờ: Nó chậm nảy mầm hơn hạt đậu đen hả ông?; Ươm cây gì đây, em?

  • Giọng điệu tranh luận: Nó chỉ chưa nảy mầm thôi

  • Giọng điệu nhẹ nhàng, ôn tồn: Mỗi cái hạt là một cơ thể sống thực thụ, nó chỉ đang ngủ thôi. Để đánh thức và kích thích các hạt có vỏ cứng nảy mầm, người ta thường ngâm chúng vào nước nóng. Thay vì ngâm, hạt gấc này được đồ trong chỗ xôi. Với loại hạt ngủ lâu như hạt xoan, người ta còn đốt vài phút trước khi gieo cho chóng nảy mầm... Bây giờ, các em theo cô, mang những cây này ra vườn trồng. 

b, + Đoạn 1: Từ đầu đến “cẩn thận xếp những lọ”.

+ Đoạn 2: Từ “Thụy mang giỏ cây đến lớp” đến “Loan cãi”.

+ Đoạn 3: Còn lại.

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :

+ Câu 1. Thuỵ và các bạn ươm mầm để làm gì?

+ Câu 2. Chi tiết nào cho thấy Thuỵ quan sát rất kĩ quá trình nảy mầm của hạt đậu đen và hạt muồng hoàng yến? 

+ Câu 3. Em hãy giúp Loan giải thích cho các bạn về sự nảy mầm của hạt gấc. 

+ Câu 4. Theo em, Thuỵ, Loan và các bạn đã học được những gì từ tiết thực hành? 

+ Câu 5. Câu chuyện gợi cho em suy nghĩ về vai trò của thực hành trong học tập?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Thuỵ và các bạn ươm mầm để quan sát, tìm hiểu về quá trình nảy mầm của hạt cây.

+ Câu 2: Thuỵ thấy hạt muồng hoàng yến trương nở, vỏ mềm dần, nảy mầm, cắm rễ xuống nền đất ẩm mềm, vươn dậy trong chiếc lọ thuỷ tinh; Thuỵ phát hiện ra hạt muồng hoàng yến chậm nảy mầm hơn hạt đậu đen.

+ Câu 3: HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Hạt gấc sau khi đồ xôi vẫn nảy mầm được bình thường vì vỏ nó rất cứng và dày, việc đồ xôi không làm cho hạt gấc chín mà chỉ làm cho vỏ hạt mềm hơn, khiến hạt chóng nảy mầm hơn. / Tớ đoán là nếu mình đốt hạt gấc vài phút rồi đem trồng thì hạt cũng chóng nảy mầm như hạt xoan, vì vỏ hạt gấc cũng dày và cứng như vỏ hạt xoan. /...

+ Câu 4: HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Các bạn biết thêm một điều thú vị: Mỗi cái hạt là một cơ thể sống thực thụ, có khi mình phải đánh thức hạt có vỏ cứng bằng cách ngâm chúng vào nước nóng hoặt đốt chúng vài phút. / Các bạn hiểu thêm: Muốn hiểu sâu sắc bài học, phải tham gia thực hành. / Cuộc sống có nhiều điều thú vị, nếu không học thì chúng ta không biết. / Hoạt động trải nghiệm trong học tập rất thú vị và bổ ích. / Các bạn học được một số kĩ thuật ươm mầm. /...

+ Câu 5: HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Có rất nhiều điều thú vị, chúng ta chỉ biết qua thực hành. / Thực hành giúp ta hiểu nội dung bài học sâu sắc hơn. / Học đi đôi với hành thì mới có kết quả tốt nhất. / ...

………..

Nội dung video bài đọc 3: Hạt nảy mầm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác