Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Khi bé Hoa ra đời

Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 1: Khi bé Hoa ra đời. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI 1: KHI BÉ HOA RA ĐỜI

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng, giọng đọc trầm ấm, thể hiện sự suy tư, nhấn giọng phù hợp với lời kể chuyện. Tốc độ đọc khoảng 85 – 90 tiếng/ phút. Đọc thầm nhanh.
  • Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu ý nghĩa của văn bản: Hình ảnh tiếng ru của mẹ trên vành nôi đưa bé Hòa vào giấc ngủ và theo bé trong suốt hành trình khôn lớn của mình. Lời ru chính là cánh chim đưa con đến với những điều kì thú trên cuộc đời.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp làm việc theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi : Em hãy tìm một số câu ca dao tục ngữ nói về tình mẫu tử thiêng liêng?

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: 

  • Giọng đọc của văn bản Khi bé Hoa ra đời cần được thể hiện như thế nào?
  • Bài đọc có thể chia thành mấy đoạn?

Video trình bày nội dung:

- Giọng đọc trầm, thể hiện sự xúc động, cảm phục, tự hào về những việc làm của thầy Bôn.... Nhấn giọng. gây ấn tượng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm xúc khâm phục vì những việc làm của thầy Bôn

- Bài đọc có thể chia thành ba khổ:

+ Khổ 1: Từ đầu đến “hoài trong mơ”.

+ Khổ 2: Từ “Từ khi mẹ sinh” đến “cây vào nhà”.

+ Khổ 3: Khổ còn lại.

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :

  • Hình ảnh nào trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên?
  • Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách nào?
  •  Những sự vật nào “đến chơi”, làm cho bé vui và mở mang hiểu biết cho bé?
  • Tìm và nêu tác dụng của các hình ảnh nhân hóa trong bài thơ?

Video trình bày nội dung:

- Hình ảnh trong lời ru của mẹ đưa bé Hoa vào giấc ngủ bình yên làcon cò, bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam, búp bê, ông trăng, mây…

- Em hiểu bướm trắng, bướm vàng, trái hồng, trái cam “đến” với bé bằng cách qua đôi tay của mẹ

- Búp bê, ông trăng, mây “đến chơi” làm cho vui và mở mang hiểu biết của bé

- Các hình ảnh nhân hóa: ông trăng, rời cây, đan, má đỏ

- Các hình ảnh nhân hóa có tác dụng:

+ Làm cho đồ vật, cây cối, thiên nhiên trở nên gần gũi, mật thiết với con người

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động và có hồn hơn rất nhiều so với cách miêu tả bình thường khác.

………..

Nội dung video bài 1: Khi bé Hoa ra đời còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác