Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu

Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 3: Bầu trời mùa thu. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI ĐỌC 4: BẦU TRỜI MÙA THU

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng những từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng, thể hiện được tình cảm, cảm xúc phù hợp với nội dung bài đọc. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. 

  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ được chú giải trong bài. Biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa các từ ngữ khác, nếu chưa hiểu. Hiểu ý nghĩa của bài: Xung quanh ta có rất nhiều điều thú vị, hãy chịu khó quan sát thực tế và nói về những điều đó theo cách riêng của mình.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng lắng nghe thông tin sau: Mỗi sự vật trong cuộc sống đều có đặc điểm đặc trưng giúp chúng ta phân biệt nó với các sự vật khác. Nếu quan sát một cách tỉ mỉ, chúng ta còn có thể tìm ra được điểm khác biệt ngay chính trong các sự vật cùng loại. Và thậm chí với cùng một sự vật, cùng một thời điểm, dưới lăng kính của mỗi người ta lại cảm nhận được những điều thú vị riêng. Trong bài đọc Bầu trời mùa thu hôm nay, chúng ta cảm nhận rõ sự thú vị đó qua cách quan sát và cảm nhận của các bạn nhỏ khi được cùng thầy giáo quan sát bầu trời mùa thu trên cánh đồng quê.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc bài Bầu trời mùa thu và trả lời câu hỏi:

a, Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

b, Bài đọc chia làm mấy đoạn ?

Video trình bày nội dung:

a, + Luyện đọc một số từ khó: mệt mỏi, trầm ngâm, dịu dàng,… 

+ Luyện đọc câu dài: Các em/ hãy nhìn lên bầu trời mà xem.// Mùa hè,/ nó rất nóng/ và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa.// Còn bây giờ,/ bầu trời thế nào?// Hãy suy nghĩ/ và chọn những từ ngữ thích hợp để miêu tả nó.//; Còn bây giờ/ chẳng có chim én nữa,/ vì thế/ bầu trời cúi xuống/ lắng nghe để tìm xem/ chim én đang ở trong bụi cây/ hay ở nơi nào.//

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc của nhân vật: 

  • Em đã tìm được câu nào chưa? 

  • Bầu trời buồn bã. Những đám mây xám đang từ phương bắc trôi tới.

  • Bầu trời trầm ngâm. Nó nhớ đến tiếng hát của bầy chim sơn ca.

b, + Đoạn 1: Từ đầu đến “để miêu tả nó”.

+ Đoạn 2: Từ Bọn trẻ nhìn lên … đến “bầu trời xanh biếc”.

+ Đoạn 3: Từ Cô bé Va-li-a nhỏ nhắn … đến … mỉm cười

+ Đoạn 4: Còn lại.

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :

+ Câu 1. Cuộc trò truyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở đâu?

+ Câu 2. Theo em, lời thầy giáo miêu tả bầu trời có tác dụng như thế nào đối với học sinh?

+ Câu 3. Việc mỗi bạn miêu tả bầu trời mùa thu bằng những hình ảnh khác nhau nói lên điều gì? Em thích hình ành nào? Vì sao?

+ Câu 4. Theo em, giờ học được kể trong bài đọc có gì đặc biệt và thú vị?

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Cuộc trò chuyện của thầy giáo và các bạn học sinh diễn ra ở cánh đồng.

+ Câu 2: Lời thầy giáo khuyến khích học sinh quan sát bầu trời một cách tỉ mỉ/ khuyến khích học sinh nới những điều quan sát được bằng cách riêng của mình/ khiến học sinh mong muốn cũng nói được một cách hình ảnh như cách nói của thầy giáo./ …

+ Câu 3: 

  • HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Các bạn đã quan sát rất kĩ, theo cách cảm nhận riêng của mình. / Các bạn có cảm nhận khác nhau về bầu trời. / Các bạn muốn nói những điều quan sát được theo cách riêng của mình. / Các bạn rất hào hứng với tiết học. /… 

  • HS nêu theo suy nghĩ riêng. VD: Em thích hình ảnh “bầu trời xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao” vì hình ảnh này có cách nói so sánh rất lạ. / Em thích hình ảnh “bầu trời được rửa mặt sau cơn mưa” / “bầu trời dịu dàng” / “bầu trời buồn bã” / “bầu trời trầm ngâm”, “nhớ đến tiếng hót của bầy chim sơn ca” vì hình ảnh này cho thấy bầu trời giống như con người. / ...

+ Câu 4: HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân. + Giờ học đặc biệt vì diễn ra ở cánh đồng. / vì học sinh được học thông qua thực hành. / ... + Giờ học thú vị vì học sinh được quan sát và được nói những điều mình nghĩ. / vì học sinh phát hiện ra nhiều điều mới mẻ về thiên nhiên. / vì học sinh tự mình khám phá rất nhiều điều thú vị, bổ ích từ cuộc sống. / ...

………..

Nội dung video bài đọc 4: Bầu trời mùa thu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác