Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 1: Tôi đọc chữ
Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 1: Tôi đọc chữ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 1: TÔI ĐỌC CHỮ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vẫn, thanh mà HS địa phương dễ viết sai, ngắt nghỉ hơi đúng; thể hiện giọng đọc phù hợp với tỉnh huống truyện và cảm xúc của nhân vật.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện: Trong hoàn cảnh khó khăn chung của cả đất nước, bạn nhỏ vẫn được gia đình tạo điều kiện để đến trường học chữ. Việc học chữ của bạn nhỏ đem lại niềm vui cho cả bạn và gia đình.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp xem video về Vượt giá rét, học sinh vùng cao tìm con chữ: https://www.youtube.com/watch?v=LRkKy7pQTJQ
- GV giới thiệu, dẫn dắt vào bài mới: Các em đã có một tiết học vui khi được trao đổi với nhau về hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Hôm nay, cô (thầy) muốn giới thiệu thêm với các em một bạn nhỏ có tinh thần ham hiếu học dù cho gia đình có gặp khó khăn nhưng được mọi người đều ủng hộ. Bạn ấy là ai? Vì sao cô (thầy) lại gọi bạn ấy là người đã được bảo vệ và chăm sóc? Các em cùng đọc và tìm hiểu truyện Tôi học chữ để tìm câu trả lời cho câu hỏi của cô (thầy) nhé!
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đọc thành tiếng
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi:
- Giọng đọc của văn bản Tôi học chữ cần được thể hiện như thế nào?
- Bài đọc có thể chia thành mấy đoạn?
Video trình bày nội dung:
- Giọng đọc trầm ấm, tha thiết, tình cảm; nhấn giọng ở những từ thể hiện tình cảm của mọi người dành cho nhân vật A Phin
- Bài đọc có thể chia thành bốn đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến ven bờ suối.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Con dâu nói phải.”.
+ Đoạn 3: Từ “Được đi học” đến “che mát một góc sân”.
+ Đoạn 4: Còn lại.
Nội dung 2: Đọc hiểu
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :Trao đổi về nội dung tác phẩm được giới thiệu:
- Qua câu chuyện, em biết được điều gì về hoàn cảnh gia đình A Phin?
- Vì sao bà nội từ chỗ thắc mắc, đã đồng tình với mẹ A Phin, cho cậu bé đến trường?
- Việc đi học của trẻ em ngày nay có gì khác với A Phin trong câu chuyện?
Video trình bày nội dung:
- Gia đình A Phin là gia đình người dân tộc Mông (Hmông). Gia đình A Phin là một gia đình người dân tộc thiểu số sống ở miền núi (thể hiện qua tên các nhân vật A Phin, Thào Phén, từ ngữ chỉ địa điểm như bờ suối và cách nói: sáu mùa lúa, ngồi trong bụng mẹ). Bố A Phin đi bộ đội trong lúc mẹ cậu bé đang có mang em bé Thào Phén.
- Lúc đầu, bà nội thắc mắc “Cái chữ có làm no bụng không?”, nhưng khi mẹ A Phin giải thích cho bà, đi học sẽ giúp cho cháu bà khôn ra, hiểu biết và giỏi giang hơn thì bà đã đồng ý cho A Phin tới trường.
- Trong câu chuyện, vì hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, các bạn nhỏ gặp nhiều thiệt thòi, đặc biệt là trẻ em ở miền núi. Bạn A Phin phải xa bố, 9 tuổi mới được đến trường. Ngày nay, đất nước hoà bình, các bạn nhỏ được chăm sóc, giáo dục tốt hơn. Hầu hết các bạn nhỏ được sống cùng cha mẹ và 6 tuổi đều đã được đi học lớp 1.
………..
Nội dung video bài 1: Tôi đọc chữ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.