Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 3: Làm thủ công

Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 3: Làm thủ công. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

BÀI ĐỌC 2: LÀM THỦ CÔNG

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút. 

  • Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó đã được giải nghĩa trong bài và những từ ngữ khác. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Đề cao tinh thần quyết tâm, ý thức chăm chỉ, trách nhiệm, sự trung thực trong học tập.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp xem ảnh trong SGK và nêu cảm nhận:

BÀI ĐỌC 2: LÀM THỦ CÔNG

- GV mời HS chia sẻ.

- GV nhận xét và gợi ý: Bức ảnh là hình ảnh bạn nhỏ đang tự mình cắt dán thủ công để tạo ra những con chữ ưng ý,...

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Đọc thành tiếng

Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc bài Làm thủ c và trả lời câu hỏi:

a, Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.

b, Bài đọc chia làm mấy đoạn ?

Video trình bày nội dung:

a, + Luyện đọc một số từ khó: sốt ruột, lóng nga lóng ngóng, ngọt xớt, ngần ngừ,… 

+ Luyện đọc câu dài: Lý nhìn chữ U của bạn/ mà thèm.// Bạn ấy cắt đẹp thế/ mà mình thì cắt xấu ơi là xấu.// Thôi,/ mình nhờ Diệp cắt vậy.// Cô giáo/ chẳng dặn bạn bè phải giúp đỡ nhau là gì?//

+ Luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc của nhân vật: 

  • Giọng điệu mỉa mai: Đưa tớ cắt hộ. Tay cậu lóng nga lóng ngóng thế nào ấy. Đẹp như của tớ đấy!

  • Giọng điệu nghi vấn: Nãy, làm thủ công để làm gì nhỉ?; Ơ, cô giáo chẳng bảo chúng mình tập cho khéo tay là gì?

  • Giọng điệu ngập ngừng: Thôi, trả cậu. Tớ tự cắt lấy.

  • Giọng ngạc nhiên: Cậu cắt có đẹp đâu!

  • Giọng điệu dứt khoát: Tớ phải tự cắt thì mới khéo tay được.

b, + Đoạn 1: Từ đầu đến “… Đẹp chưa?”.

+ Đoạn 2: Từ “Lý nhìn chữ U …” đến “ … như của tớ đấy!”.

+ Đoạn 3: Từ “Bỗng Lý thắc mắc …” đến “ … thì mới khéo tay được”.

+ Đoạn 4: Còn lại.

Nội dung 2: Đọc hiểu

Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :

+ Câu 1: Vì sao Diệp muốn giúp Ly cắt chữ U?

+ Câu 2. Vì sao lúc đầu Lý định nhờ Diệp cắt chữ U nhưng sau đó lại không nhờ nữa?

+ Câu 3. Lý đã cố gắng như thế nào để cắt được chữ U ưng ý?

+ Câu 4. Từ câu chuyện của Diệp và Lý, em rút ra bài học gì cho bản thân: 

a) Về tình bạn và cách giúp đỡ nhau trong học tập? 

b) Về quyết tâm rèn luyện trong học tập? 

Video trình bày nội dung:

+ Câu 1: Vì Diệp thấy Lý lóng ngóng, cắt mãi, chữ vẫn méo. Diệp cảm thấy sốt ruột, muốn cắt giúp cho nhanh và đẹp. 

+ Câu 2: Lúc đầu, Lý thấy Diệp cắt chữ đẹp hơn nên định nhờ Diệp cắt cho đẹp; vả lại, Lý nghĩ Diệp cắt hộ Lý là bạn bè giúp nhau – như cô giáo vẫn dặn dò học sinh. Nhưng sau đó, Lý tự cắt, vì nghĩ mình phải tự cắt thì mới luyện được cho tay mình. 

+ Câu 3: Lý chăm chút cắt 1 chữ, 2 chữ…đến chữ thứ 12 thì Lý ưng ý

+ Câu 4: HS tự cảm nhận, suy nghĩ theo quan điểm cá nhân. VD: 

  • Về tình bạn và cách giúp đỡ nhau trong học tập: Bạn bè phải quý mến nhau, giúp đỡ nhau. / Cần biết giúp bạn đúng cách. / Giúp bạn trong học tập không phải là làm giúp bạn mà là hướng dẫn bạn cách học. / ...

  • Về quyết tâm rèn luyện trong học tập: Muốn đạt kết quả trong học tập thì cần có quyết tâm cao. / Cố gắng rèn luyện thì nhất định sẽ có kết quả tốt. / Không có thành công nào cho người không nỗ lực học tập. / Muốn học giỏi thì mình phải tự làm bài, không nên nhờ người khác làm giúp. /...

………..

Nội dung video bài đọc 2: Làm thủ công còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác