Video giảng tiếng Việt 5 cánh diều bài 4: "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi
Video giảng tiếng Việt 5 Cánh diều bài 4: "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI ĐỌC 2: ‘ VUA TÀU THỦY’ BẠCH THÁI BƯỞI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ trong bài có âm, vần, thanh HS địa phương dễ viết sai; ngắt nghỉ hơi đúng; thể hiện lời nói và cảm xúc của nhân vật bằng giọng đọc phù hợp. Tốc độ đọc khoảng 90 – 100 tiếng/ phút.
Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Biết tra sổ tay từ ngữ (từ điển) để hiểu nghĩa của các từ khó. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi vào bài học, cô mời cả lớp cùng xem tranh và trả lời câu hỏi: Các em thấy những gì trong tranh?
- GV mời HS chia sẻ.
- GV nhận xét và gợi ý: Tranh vẽ một chiếc tàu thuỷ và ông Bạch Thái Bưởi.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đọc thành tiếng
Để tìm hiểu về vấn đề này, cả lớp sẽ cùng làm việc theo nhóm, đọc bài Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi và trả lời câu hỏi:
a, Luyện đọc một số câu dài và luyện đọc một số câu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật.
b, Bài đọc chia làm mấy đoạn ?
Video trình bày nội dung:
a, + Luyện đọc một số từ khó: quẩy, hãng buôn, xưởng sửa chữa tàu, diễn thuyết, …
+ Luyện đọc câu dài: Trên mỗi chiếc tàu,/ ông dán dòng chữ/ "Người ta thì đi tàu ta"/ và treo một cái ống/ để khách nào đồng tình với ông/ thì vui lòng bỏ tiền vào ống tiếp sức cho chủ tàu.// Lúc thịnh vượng nhất,/ công ti của Bạch Thái Bưởi/ có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ/ mang những cái tên lịch sử:/ Hồng Bàng,/ Lạc Long,/ Trung Trắc,/ Trưng Nhị,//…
b, + Đoạn 1: Từ đầu đến “không nản chí”.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Trưng Nhị …”.
+ Đoạn 3: Còn lại.
Nội dung 2: Đọc hiểu
Cô và cả lớp sẽ cùng làm việc, quan sát và các em hãy trả lời các câu hỏi sau :
+ Câu 1. Những chi tiết về tuổi thơ và tuổi trẻ của Bạch Thái Bưởi cho thấy ông là người như thế nào?
+ Câu 2. Lúc mới thành lập, công ti vận tải đường biển của Bạch Thái Bưởi gặp khó khăn gì? Ông đã làm cách nào để vượt qua khó khăn đó?
+ Câu 3. Lời kêu gọi “Người ta thì đi tàu ta.” và tên các con tàu của Bạch Thái Bưởi nói lên điều gì về ông?
+ Câu 4. Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công và trở thành “một bậc anh hùng kinh tế”?
Video trình bày nội dung:
+ Câu 1: Bạch Thái Bưởi rất thông minh, chịu khó (theo mẹ đi gánh hàng rong, làm đủ nghề), có ý chí, nghị lực (có lúc trắng tay, ông vẫn không nản chí).
+ Câu 2:
Công ti vận tải đường thuỷ của Bạch Thái Bưởi được thành lập vào lúc những con tàu của người Hoa, người Pháp đã độc chiếm các đường sông miền Bắc (việc tìm khách hàng của công ti hết sức khó khăn vì khách hàng đã quen dùng tàu của người Hoa, người Pháp).
Để vượt qua khó khăn đó, Bạch Thái Bưởi cho người đến các bến tàu diễn thuyết; trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Sau này, ông mua lại tàu của chủ tàu người Hoa, người Pháp, thuê kĩ sư giỏi trông nom.
+ Câu 3: HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Bạch Thái Bưởi rất hiểu tâm lí yêu nước của người Việt Nam. / Bạch Thái Bưởi rất yêu nước. / Bạch Thái Bưởi rất thông minh, có cách phát triển kinh tế đúng đắn. / ...
+ Câu 4: HS nói theo suy nghĩ cá nhân. VD: Nhờ ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm. / Nhờ sự thông minh, dũng cảm. / Nhờ định hướng đúng đắn. / Nhờ sự ủng hộ của những người yêu nước muốn phát triển kinh tế của Việt Nam. / ...
………..
Nội dung video bài đọc 2: Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.