Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Đất nước
Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 7: Đất nước. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 1: ĐẤT NƯỚC
Chào các em! Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những dòng chữ đầy cảm xúc, nơi mà ngôn từ không chỉ là con chữ mà còn là nhịp đập của tâm hồn. Các em đã sẵn sàng để bước vào thế giới của những câu chuyện và bài thơ chưa?
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Phân tích đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ…) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề…) trong bài thơ trữ tình (thể thơ tự do) viết về đề tài quê hương đất nước.
- Nêu được những hiểu biết về thơ tự do, nhân vật trữ tình, hình ảnh, ngôn từ, cảm hứng chủ đạo…
- Liên hệ với bản thân để rút ra được thông điệp có ý nghĩa.
- Biết cách đọc hiểu các văn bản khác cùng thể loại.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi đi vào bài học, chúng ta hãy cùng nhau tham gia một hoạt động nhỏ để làm nóng tinh thần và tư duy nào!
Cả lớp hãy cùng nghe bài hát “Đất nước” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu Tri thức ngữ văn
Cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm. Dựa vào phần Kiến thức ngữ văn, các em tiến hành thảo luận, thuyết trình theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ có nhiệm vụ sau:
Nhóm 1: Nêu đặc điểm của thơ tự do
Nhóm 2: Tìm hiểu và trình bày đặc điểm của các yếu tố
- Nhân vật trữ tình
- Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua yếu tố nào?
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là gì?
Video trình bày nội dung:
1. Khái niệm thơ tự do
- Thơ tự do khác với thơ cách luật, không có thể thức nhất định, không bị ràng buộc về số dòng, số chữ, vần,...
- Khác với thơ văn xuôi, thơ tự do là thơ có phân dòng. Bài thơ tự do có thể là sự kết hợp của các đoạn làm theo nhiều thể khác nhau hoặc tự do hoàn toàn.
- Thơ tự do xuất hiện do nhu cầu giải phóng cảm xúc khỏi sự ràng buộc chặt chẽ của các quy tắc về hình thức, phản ánh được những khía cạnh mới của cuộc sống đa dạng, thể hiện những cái nhìn nghệ thuật mới của nhà thơ.
2. Đặc điểm
Nhân vật trữ tình
- Là người trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,... trong bài thơ. Đó là một người hoặc một giọng nào đó nói với người đọc những cảm nhận, rung động, suy tư,... của bản thân về con người và cuộc sống.
- Hình ảnh trong bài thơ hiện lên qua việc tác giả sử dụng các từ ngữ (tượng thanh, tượng hình, từ láy,...) và các biện pháp tu từ gợi cho người đọc cảm nhận về bức tranh đời sống thông qua các giác quan (thị giác, thính giác,...); giúp nhà thơ miêu tả sống động hoặc truyền tải cảm xúc, tư tưởng mạnh mẽ.
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là trạng thái cảm xúc, tình cảm mãnh liệt, tràn đầy, bao trùm, xuyên suốt tác phẩm, gắn với một tư tưởng, một cách đánh giá của tác giả. Thường có những dạng cảm hứng chủ đạo như: cảm hứng anh hùng, tự hào, bi thương, trào lộng,...
Nội dung 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Để tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, cô yêu cầu nhóm 3 và nhóm 4 thuyết trình theo nhóm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm như sau:
Nhóm 3: Nêu hiểu biết về tác giả
Nhóm 4: Tìm hiểu và trình bày đặc điểm của các yếu tố
Video trình bày nội dung:
a. Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) là một nghệ sĩ đa tài, trưởng thành trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp
- Đặc điểm thơ: vừa tự do phóng khoáng; vừa hàm súc, sâu lắng, suy tư; có những tìm tòi theo xu hướng hiện đại
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VH-NT (1996)
b. Tác phẩm:
- Bài thơ Đất Nước tiêu biểu cho sự nghiệp thơ ca của Nguyễn Đình Thi
- Hoàn cảnh ra đời: trong kháng chiến chống Pháp, bài thơ được tác giả suy ngẫm, sáng tác từ 1948 – 1955; kết hợp từ hai bài thơ Sáng mát trong (1948) và Đêm mít tinh (1949); đoạn cuối hoàn thành sau chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
Nội dung 3: Đọc văn bản
Cô muốn các em chú ý cách thể hiện giọng đọc khi đến phần thơ.
Ở phần đầu, hãy đọc với giọng trầm lắng, thể hiện những cảm xúc sâu sắc và nhẹ nhàng.
Đến phần sau, chúng ta sẽ chuyển sang giọng đọc sôi nổi hơn, để thể hiện lòng tự hào dân tộc và tinh thần phấn chấn của mình.
Video trình bày nội dung:
- PTBĐ: biểu cảm
- Bố cục: chia 2 phần
+ Phần đầu (khổ 1 + 2 + 3): Từ hoài niệm về những ngày thu Hà Nội trong quá khứ đến xúc cảm về mùa thu hiện tại của đất nước
+ Phần sau (khổ 4 – 10): Cảm xúc về đất nước đau thương, anh dũng.
- Cảm hứng chủ đạo: suy ngẫm về đất nước trong chiến tranh đau thương nhưng anh dũng, bất khuất.
…………………………
Nội dung video Bài 7: Văn bản 1: Đất nước còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.