Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện
Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm truyện. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
NÓI VÀ NGHE
GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT TÁC PHẨM THƠ
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Biết cách trình bày, giới thiệu về một tác phẩm thơ, đánh giá được giá trị thẩm mĩ của các yếu tố hình thức (nhân vật trữ tình, hình ảnh, từ ngữ…) và nội dung (cảm hứng chủ đạo, chủ đề…) trong bài thơ trữ tình (thể thơ tự do) viết về đề tài quê hương đất nước.
- Biết cách lắng nghe tích cực, đi từ nghe hiểu, nghe - ghi chép đến nghe – phản hồi, trao đổi thảo luận.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bắt đầu bài học, các em hãy lắng nghe đoạn video sau về bài thơ Đất Nước và trả lời câu hỏi: Cảm nhận của em khi nghe giới thiệu có gì khác so với khi đọc?
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Tìm hiểu các yêu cầu khi giới thiệu, đánh giá vẻ đẹp của tác phẩm thơ
Dựa vào nội dung Định hướng trong SGK, em hãy trả lời câu hỏi:
+ Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ là gì?
+ Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ em cần chú ý những gì?
Video trình bày nội dung:
- Giới thiệu, đánh giá một tác phẩm thơ là trình bày trước người nghe những thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan để, tác giả, nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) và đặc sắc nghệ thuật (thể loại, từ ngữ, vẩn, nhịp, các biện pháp tu từ,...); đồng thời, nêu nhận xét, ý kiến của người giới thiệu về nội dung, nghệ thuật,... của bài thơ đó.
Để giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ cần:
- Lựa chọn bài thơ định giới thiệu
- Tìm hiểu kỹ nội dung bài thơ
- Xác định rõ đối tượng nghe để thuyết trình phù hợp
- Xác định thời gian trình bày bài thuyết trình
- Tìm ý và lập dàn ý
- Các phương tiện hỗ trợ, kết hợp ngôn ngữ nói với các yếu tố phi ngôn ngữ
- Người nghe chuẩn bị câu hỏi để thảo luận
Nội dung 2: Chuẩn bị bài nói
Cô sẽ cho các em thời gian để thảo luận theo nhóm từ 6 đến 8 thành viên. Các em có thể chọn vấn đề thảo luận trong sách giáo khoa hoặc tự đề xuất một vấn đề mà mình cảm thấy thú vị.
Để giúp các em dễ dàng lựa chọn đề tài, cô gợi ý một số câu hỏi như sau:
+ Hãy xác định yêu cầu của đề bài trên (Về thao tác, nội dung, mục đích, đối tượng, thời lượng)
+ Đối tượng người nghe mà các em muốn hướng đến là ai?
+ Lựa chọn không gian để thực hiện bài nói?
- Cô sẽ chia nhóm và giao nhiệm vụ: Các nhóm thống nhất dàn ý trên cơ sở học sinh đã làm phiếu học tập số 2 ở nhà (5 phút):
- Các nhóm ở tổ 1, 3 tìm ý và lập dàn ý cho bài Mùa hoa mận
- Các nhóm ở tổ 2,4 tìm ý và lập dàn ý cho phần đầu bài Đất nước (“Sáng mát trong…lá rơi đầy)
Video trình bày nội dung:
Bài tập: Hãy giới thiệu và nêu ý kiến đánh giá của em về một bài thơ thuộc đề tài quê hương, đất nước.
Chuẩn bị
* Xác định yêu cầu của đề:
- Thao tác: giới thiệu và đánh giá
a. - Đề tài: một bài thơ thuộc đề tài quê hương, đất nước
- Mục đích: Giới thiệu vẻ đẹp của bài thơ đến độc giả
- Đối tượng: GV, HS cả lớp
- Thời lượng: 7 đến 10 phút
* Sản phẩm: Học sinh báo cáo ngắn gọn những sản phẩm video, tranh ảnh, dàn ý mà mình đã chuẩn bị ở nhà trước giờ học
b. Tìm ý và lập dàn ý:
Sản phẩm:
- Dàn ý thống nhất của nhóm trên khổ A1, A0, A4 hoặc trên bảng cá nhân. (Tùy theo điều kiện của từng lớp)
- Bài nói của cá nhân tại nhóm.
3. Nói và nghe
…………………………
Nội dung video Bài 7: Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về một tác phẩm thơ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.