Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 5: Đại cáo bình ngô

Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 5: Đại cáo bình ngô. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 2: ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ

Các em thân mến, hôm nay chúng ta sẽ bước vào thế giới của “Đại cáo bình Ngô”', nơi mà lời thơ hòa quyện cùng tinh thần yêu nước mãnh liệt. Hãy cùng cô khám phá những giá trị quý báu mà tác phẩm mang lại!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật qua tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi
  • Hiểu rõ giá trị nội dung của “Đại cáo bình Ngô”:  Là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là áng văn yêu nước lớn, áng văn chói ngời tư tưởng nhân văn.  
  • Hiểu được giá trị nghệ thuật của tác phẩm: Đại cáo bình ngô là áng văn chính luận xuất sắc trong văn học trung đại Việt Nam; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén, lời văn cân xứng; vừa hào hùng, vừa tha thiết, hình tượng nghệ thuật sinh động, phong phú.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Trước khi bước vào bài học chính, hãy cùng khởi động bằng một vài câu hỏi thú vị để kích thích tư duy và tạo hứng khởi cho tiết học hôm nay.

Em đã được học lịch sử và tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn hãy cho cả lớp lắng nghe những hiểu biết của mình về cuộc khởi nghĩa.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu về tác phẩm và thể loại văn bản

Trước khi đi sâu vào phân tích chi tiết, chúng ta hãy cùng khám phá tổng quan về văn bản này. Các em hãy nhắc lại cho cô:

+ Những đặc điểm chính về con người và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã học từ tiết trước.

+ Thời đại lịch sử mà NT sống có điểm gì cần lưu ý?

Dựa vào SGK, em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của văn bản Đại cáo bình Ngô.

Video trình bày nội dung:

- Hoàn cảnh ra đời: Cuối tháng 12 năm Đinh Mùi 1427, sau khi chiến tranh kết thúc, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết Đại cáo, trịnh trọng tuyên bố trước toàn dân: cuộc kháng chiến của nhân dân Đại Việt chống quân Minh xâm lược đã toàn thắng, khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

Nội dung 2: Đọc văn bản

Cô mời 2-3 em đứng lên đọc lại toàn bộ văn bản cho cả lớp cùng nghe nhé. Lưu ý các em cần đọc với giọng thơ thể hiện được không khí oai hùng, trang trọng. Các em hãy tìm, giải nghĩa từ khó ở chân trang sách để hiểu được nội dung của văn bản.

Các em tiến hành thảo luận theo nhóm nhỏ và trả lời các câu hỏi:

+ Nhóm 1,3: Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, em hiểu thế nào về ý nghĩa nhan đề tác phẩm. 

+ Nhóm 2, 5: Văn bản được viết theo thể loại nào? Dựa vào Kiến thức ngữ văn, nêu đặc trưng của thể loại văn học này.

+ Nhóm 4, 6: Tóm tắt nội dung cơ bản từng phần của văn bản. Cho biết mối liên hệ giữa các phần trên và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?

Video trình bày nội dung:

- Nhan đề tác phẩm: 

+ Chữ Hán: Bình Ngô đại cáo → dịch ra tiếng Việt: Đại cáo bình Ngô.

+ Giải nghĩa:

  • Đại cáo: bài cáo lớn → dung lượng lớn. => tính chất trọng đại.
  • Bình: dẹp yên, bình định, ổn định.
  • Ngô: giặc Minh.

=> Bài cáo lớn ban bố về việc dẹp yên giặc Ngô.

2. Thể loại nghị luận xã hội trung đại

* Nghị luận xã hội trung đại

- Nghị luận xã hội trung đại thường được viết bằng các thể văn như: chiếu, hịch, cáo, thư,... phản ánh những vấn đề chính trị, xã hội và có giá trị nghệ thuật cao.

- Đặc trưng:

+ Là thể văn tổng hợp “văn, sử, triết bất phân”, có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ và cảm xúc, giữa tư tưởng và tình cảm của người viết; do vậy, văn bản vừa có tính thuyết phục của lí lẽ, vừa giàu màu sắc biểu cảm nghệ thuật.

+ Nghị luận trung đại thường được viết bằng văn biền ngẫu, từ ngữ trang trọng, uyên bác, giàu tính ước lệ, tượng trưng.

+ Tác giả thường là các bậc vua, chúa, thủ lĩnh hoặc được vua, chúa, thủ lĩnh uỷ nhiệm soạn thảo các văn bản. Các tác giả được uỷ thác thường là những nhà văn hoá lỗi lạc hoặc có địa vị, uy tín cao trong triều đình và xã hội.

+ Nội dung: Văn bản nghị luận không chỉ thể hiện tư tưởng, tình cảm của các bậc vua, chúa, thủ lĩnh, đại diện cho tư tưởng thời đại, ý chí, khát vọng của cả quốc gia, dân tộc, mà còn chứa đựng trí tuệ, tình cảm và tài năng văn chương của mỗi tác giả.

* Thể loại văn bản Đại cáo bình Ngô

- Thể loại: Cáo, để phản ánh những vấn đề trước dân chúng về những công việc và sự kiện có tính chất quốc gia.

- Bài Đại cáo được viết bằng văn biền ngẫu ((loại văn có ngôn ngữ đối ngẫu, các vế đối thanh B-T, từ loại, có vần điệu, sử dụng điển cố, ngôn ngữ khoa trương).

3. Bố cục văn bản

* Bố cục:

- Phần 1: (mở đầu) Bài Đại cáo khẳng định tư tưởng nhân nghĩa, tinh thần yêu nước, thương dân – mục đích của cuộc kháng chiến, khẳng định chủ quyền độc lập và lịch sử oanh liệt của nước Đại Việt.

- Phần 2: Lên án tội ác man rợ của kẻ thù với nhân dân ta.

- Phần 3: Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang;

Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của lãnh tụ cuộc khởi nghĩa và của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kỳ giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

- Phần 4 (tổng kết): Mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình, độc lập dân tộc, quyết tâm xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng.

* Nhận xét: Qua bố cục trên có thể thấy được hệ thống kết cấu của cả bài Đại cáo. Giữa các phần của bài Đại cáo có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần trước là tiền đề, cơ sở cho việc triển khai phần sau. Phần sau làm rõ các vấn đề được nêu lên ở phần trước. Tất cả được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ bao gồm luận đề, các luận điểm ở từng phần, các chứng cứ, lập luận.

* Mục đích: Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô nhằm:

- Bố cáo trước bàn dân thiên hạ về chiến thắng của quân dân Đại Việt trước quân Minh xâm lược.

- Khẳng định chủ quyền độc lập của nước Đại Việt.

- Lên án tội ác của kẻ thù.

- Kể lại quá trình khởi nghĩa đầy gian khổ, hi sinh nhưng cuối cùng đã thắng lợi vẻ vang của quân dân Đại Việt.

- Ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa, tài trí thao lược của quân dân ta trong cuộc kháng chiến trường kl giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.

- Thể hiện khát vọng về một kỉ nguyên mới: xây dựng một nhà nước Đại Việt tự chủ và thịnh vượng trong hoà bình, độc lập.

…………………………

Nội dung video Bài 5: Văn bản 2: Đại cáo bình Ngô còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác