Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Cảm xúc mùa thu

Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Cảm xúc mùa thu. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN - CẢM XÚC MÙA THU

Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Phân tích và đánh giá được giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản thơ trữ tình trung đại làm theo thể Đường luật. Nhận biết và phân tích được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố như: hình ảnh, vần, đối, chủ thể trữ tình,...

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Em đã đọc hoặc đã biết gì về thơ thời Đường Trung Quốc?

Văn học thời Đường đã phát triển một thể thơ nổi tiếng nào mang tên thời đại này?

Trong đó có nhà thơ tiêu biểu nào?

Ở Việt Nam, thời trung đại có nhà thơ nổi tiếng nào đã sáng tác thơ Đường luật chữ Hán và thơ Nôm đường luật?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1. Thơ Đường luật

Em hãy cho biết thơ Đường luật là gì?

Video trình bày nội dung:

- Thơ Đường luật là thể loại thơ phổ biến trong văn học các nước khu vực văn hoá Đông Á thời trung đại (bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam).

Nội dung 2. Một số yếu tố trong thơ Đường luật

Em hãy nêu một số yếu tố trong thơ Đường luật? 

Video trình bày nội dung:

- Hình ảnh: thường có tính ước lệ, tượng trưng cao, chứa đựng tâm sự, cảm xúc của tác giả về thiên nhiên, thời cuộc và con người.

- Gieo vần: thông thường chỉ gieo một vần và là vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4 (với thơ tứ tuyệt hay còn gọi là tuyệt cú), câu 1,2, 4, 6, 8 (với thơ bát cú).

- Đối: nghệ thuật đối khá đa dạng.

+ Trong bài thơ bát cú, đối thường ở hai câu thực và hai câu luận. Các chữ đối nhau phải cùng từ loại (cùng danh từ, động từ,...).

+ Có khi đối giữa hai vế trong một câu; phổ biến là đối về từ, ngữ, các vế của câu trên với câu dưới; có khi đối giữa hai câu thực và hai câu luận. Nếu đối ý thì có hai dạng: đối tương đồng và đối tương phản.

Nội dung 3. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tiểu sử nhà thơ Đỗ Phủ?

Video trình bày nội dung:

– Đỗ Phủ (712 – 770), biểu tự Tử Mỹ, hiệu Thiếu Lăng, Đỗ Lăng dã khách hay Đỗ Lăng bố y.

– Là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời kì nhà Đường. Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất của lịch sử văn học Trung Quốc.

– Ông tài năng tuyệt vời và đức độ cao thượng nên từng được các nhà phê bình Trung Quốc gọi là Thi Sử và Thi Thánh.

b. Tác phẩm

HS thảo luận trả lời câu hỏi: Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời bài thơ?

Video trình bày nội dung:

- Hoàn cảnh sáng tác:  Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm Thu hứng gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.

………..

Nội dung video bài 2: Cảm xúc mùa thu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác