Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Hồi trống cổ thành

Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 6: Hồi trống cổ thành. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 3: HỒI TRỐNG CỔ THÀNH

Chào các em, mỗi tiết Văn là một cơ hội để chúng ta cùng suy ngẫm, cảm nhận và nhìn đời bằng đôi mắt khác. Hãy chuẩn bị tinh thần để khám phá nhé!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Củng cố kĩ năng đọc hiểu tiểu thuyết đã được hình thành qua bài học trước đó.
  • Hiểu được tính cách cương trực, biểu hiện lòng trung nghĩa của Trương Phi và tình cảm keo sơn gắn bó của những người anh em kết nghĩa. Cảm nhận được không khí chiến trận qua đoạn trích.
  • Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung, đề tài, chủ đề, tư tưởng, điểm nhìn nghệ thuật, người kể chuyện hạn tri, lời người kể chuyện, lời nhân vật…

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:

Chúng ta sẽ bắt đầu với một trò chơi nhỏ để khởi động không khí lớp học. Trò chơi mang tên “Ô cửa bí mật”. Ô cửa chứa từ khoá bị che lại bởi ba cửa sô tương ứng ba câu hỏi:

Câu 1: Tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết nổi tiếng nào trong văn học Trung Quốc?

Câu 2: Mở một đoạn trong phim Đại chiến Xích Bích và hỏi: Đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nào?

Câu 3: Các em hãy xem hình ảnh: ngựa Bạch Long, gậy Thiết bảng, Trư Bát Giới và hỏi: các hình ảnh này gợi cho em nhớ đến tiểu thuyết nổi tiếng nào trong văn học Trung Quốc.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ

Nội dung 1: Tìm hiểu chung

Bây giờ, các em hãy trình bày phần chuẩn bị ở nhà của mình. Bạn nào sẵn sàng, hãy giới thiệu cho cả lớp vài nét về tác giả La Quán Trung và tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa. Các em có thể dựa trên những thông tin mình đã tìm hiểu và tóm tắt ngắn gọn, xúc tích nhé!

Video trình bày nội dung:

1. Tác giả

- La Quán Trung (1330- 1400?), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Ông lớn lên vào cuối thời Nguyên đầu thời Minh, tính tình cô độc, thích một mình ngao du đây đó.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tam quốc diễn nghĩa, Tùy Đường lưỡng triều chí truyện, Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện,…

- Ông là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh ở Trung Quốc.

2. Văn bản

* Tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Tiểu thuyết chương hồi ( tiểu thuyết Minh – Thanh, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc). 

- Ra đời vào đầu thời Minh ( 1368 – 1644 ), gồm 120 hồi

- Truyện kể về một nước chia 3 gọi là “cát cứ phân tranh” trong gần 100 năm của nước Trung Quốc thời cổ. Đó là cuộc phân tranh giữa 3 tập đoàn phong kiến quân phiệt: Ngụy – Thục – Ngô.

- Nội dung tư tưởng: 

+ Phơi bày cục diện chính trị - xh Trung hoa cổ đại, giai đoạn này xảy ra chiến tranh loạn lạc, đất nước chia cắt, nhân dân cực kì khốn khổ. Họ có khát vọng hòa bình thống nhất đất nước

+ Đề cao tình nghĩa thủy chung son sắt, sống chết có nhau của 3 anh em: Lưu – Quan – Trương

- Nghệ thuật: Kể chuyện hấp dẫn, sinh động; Miêu tả đặc sắc, sống động đặc biệt là cảnh chiến trận; Khắc họa tính cách nhân vật sắc sảo, đậm nét.

Nội dung 2: Đọc văn bản

Chúng ta sẽ cùng nhau đọc văn bản. Mỗi bạn sẽ đọc một phần văn bản đã được đánh số. Các em hãy chú ý đọc to, rõ ràng và lưu loát để cả lớp có thể theo dõi dễ dàng nhé.

Sau khi đọc xong, cô sẽ kiểm tra việc các em đã đọc ở nhà bằng cách mời một số bạn tóm tắt lại câu chuyện. 

Video trình bày nội dung:

- Thể loại: tiểu thuyết

- Vị trí: đoạn trích thuộc hồi 28.

- Nội dung: Đoạn trích miêu tả tính cương trực, mạnh mẽ của Trương Phi, lòng trung nghĩa khiêm nhường, nhũn nhặn của Quan Vũ; đồng thời thể hiện hành động mạnh mẽ của Quan Vũ: giết kẻ thù để minh oan cho mình và anh em đoàn tụ.

Nội dung 3: Tìm hiểu các sự kiện và nhân vật chính của văn bản

Các sự kiện chính không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ diễn biến câu chuyện mà còn làm nổi bật tính cách và vai trò của các nhân vật. Hãy cùng nhau theo dõi lại văn bản và thảo luận theo cặp đôi: Xác định các sự kiện chính, nhân vật của văn bản Hồi trống Cổ Thành. Lí do gì dẫn đến sự hiểu lầm của Trương Phi đối với Quan Công?

Video trình bày nội dung:

- Các sự kiện chính của văn bản Hồi trống cổ Thành:

+ Biết tin Lưu Bị ở bên Viên Thiệu, Quan Công chạy tìm Lưu Bị, trên đường ngang qua cổ Thành, bất ngờ biết Trương Phi đang ở đó, vội sai ngay Tôn Càn vào thành báo tin. Nghi ngờ Quan Công tới bắt mình nên khi hay tin, Trương Phi chẳng nói chẳng rằng, vác xà mâu lên ngựa xông ra định đâm chết Quan Công.

+ Quan Công vừa tránh, đỡ mũi xà mâu của Trương Phi, vừa khôn khéo tìm cách giải thích, minh oan nhưng Trương Phi không nghe, lớn tiếng kết tội Quan Công bội nghĩa. Đúng lúc đó, một đám quân Tào do Sái Dương cầm đầu kéo đến, Trương Phi càng bừng lửa giận, thách thức Quan Công chém Sái Dương trong ba hồi trống để tỏ lòng thành thực, giải mối nghi ngờ.

+ Chưa dứt hồi trống, bằng dũng khí và tài nghệ của mình, Quan Công chém rơi đầu Sái Dương. Lúc này, lòng thực của Quan Công đã tỏ. Sau khi cần thận hỏi kĩ mọi người, mối nghi được giải tỏa, Trương Phi thụp lạy Vân Trường.

- Lý do dẫn đến sự hiểu lầm: Bại trận trước Tào Tháo, ba anh em Lưu - Quan - Trương thất tán mỗi người một nơi. Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu, Trương Phi trốn vào núi Mang Đãng, Quan Công hàng Tào Tháo, được Tào Tháo đối đãi rất trọng thị. Việc này khiến Lưu - Trương nghi ngờ Quan Công phản bội lời thề kết nghĩa. Lập trường nhất quán của Trương Phi là: “Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ!”. Đây được coi là nguyên tắc đạo đức cao cả của bậc “trung thần”, “đại trượng phu”. Ấy vậy nên khi gặp lại ở Cổ Thành, Quan Công nhắc “nghĩa vườn đào”, khác gì phỉ báng, mỉa mai lời thề năm xưa! Trong con mắt của Trương Phi, Quan Công không chỉ đã vi phạm nguyên tắc tín nghĩa mà còn là kẻ rắp tâm lừa dối nữa. Vì đúng lúc đó, có quân Tào kéo đến. Sự việc này càng củng cố thêm nghi ngờ của Trương Phi về việc Quan Công bội nghĩa, nay dẫn quân Tào đến bắt mình.

- Nhân vật:

+ NV chính: Trương Phi, Quan Công 

+ NV phụ: Châu Thương, Tôn Càn, hai phu nhân, 1000 quân. 

…………………………

Nội dung video Bài 6: Văn bản 3: Hồi trống Cổ Thành còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác