Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Xuý Vân giả dại

Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Xuý Vân giả dại. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 1. XÚY VÂN GIẢ DẠI

Mến chào các em học sinh thân yêu!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nắm được một số nét đặc trưng của nghệ thuật chèo truyền thống thể hiện qua đoạn trích trên các phương diện: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại (tính vô danh và phương thức lưu truyền đã được nhắc đến trong phần Tri thức ngữ văn).

- Hiểu được: văn bản ngôn từ thể hiện tích truyện là yếu tố quan trọng nhất làm nền cho toàn bộ hoạt động biểu diễn của một vở chèo.

- Đồng cảm với khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống thật với mình được gửi gắm qua hình tượng nhân vật Xúy Vân.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng tổ chức trò chơi mang tên Đi tìm nhân vật. Cả lớp hãy nhận xét điểm chung của các nhân vật tìm thấy, bộc lộ cảm xúc, ấn tượng của bản thân về các nhân vật đó.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1. Thể loại chèo

Em hiểu thế nào là chèo cổ? Nội dung của chèo cổ là gì? Kịch bản chèo là gì?

Video trình bày nội dung:

- Chèo cổ (còn gọi là chèo sân đình, chèo truyền thống) thuộc thể loại sân khấu dân gian, ra đời từ xa xưa, phát triển mạnh mẽ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- Nội dung: Chèo cổ phản ánh đời sống vật chất, tâm hồn, tình cảm của con người trong xã hội phong kiến; ca ngợi những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người; phê phán các thói hư tật xấu; thể hiện sâu sắc tinh thần nhân văn.

- Kịch bản chèo (tích chèo) là phần nội dung chính của vở diễn, thường lấy từ các truyện cổ tích, truyện Nôm, truyện cười, được các nghệ nhân hoặc nhà sưu tâm, nghiên cứu,... ghi chép lại thành văn bản, trong đó có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và các chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu,...

Nội dung 2. Diễn biến chính của tích trò Kim Nham

Vở chèo thể hiện nội dung gì?

Video trình bày nội dung:

- Kim Nham là một học trò, kết duyên với Xúy Vân.

- Kim Nham tiếp tục lên kinh ứng thí, Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn

-  Xúy Vân sống trong cảnh cô đơn, Trần Phương tán tỉnh Xúy Vân.

-  Xúy Vân giả điên để thoát khỏi Kim Nham.

- Kim Nham chạy chữ cho Xúy Vân.

- Chạy chữa không được, Kim Nham đành để Xúy Vân tự do.

- Xúy Vân tìm đến Trần Phương nhưng bị Trần Phương quay lưng.

- Xúy Vân hóa điên thật.

Nội dung 3. Đặc điểm của chèo Kim Nham

Tác giả dân gian đã sử dụng các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu nào để kể lại sự việc “Xúy Vân giả dại”?

Video trình bày nội dung:

- Nêu cao bài học đạo lí khi thể hiện quan hệ gia đình, chồng vợ, đồng thời cũng bộc lộ sự cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền xưa.

- Hội tụ được những tinh hoa của nghệ thuật chèo, vừa giàu tính bi kịch, vừa đầy tiếng cười hài hước.

- Tích trò Kim Nham có một số dị bản, kể khác nhau ít nhiều về nguồn gốc gia đình Xúy Vân, nguyên cớ chính khiến Xúy Vân giả điên và đoạn kết thúc số phận bi kịch của nàng.

- Các lối nói, làn điệu, vũ điệu, chỉ dẫn sân khấu được sử dụng:

+ Lối nói: vỉa, nói lệch, nói điệu sử rầu

+ Làn điệu: điệu sa lệch, hát quá giang, hát ngược, hát điệu con gà rừng.

+ Vũ điệu: điệu bắt nhện, xe tơ, dệt cửi…

+ Chỉ dẫn sân khấu: đế

………..

Nội dung video bài 3: Xúy Vân giả dại còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác