Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Thăng Long – Đông đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam

Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 4: Thăng Long – Đông đô – Hà Nội: một hằng số văn hoá Việt Nam. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN 1. THĂNG LONG - ĐÔNG ĐÔ - HÀ NỘI: MỘT HẰNG SỐ VĂN HÓA VIỆT NAM

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp. Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đẻ và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết bản tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếp trong việc thể hiện thông tin. Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trước khi vào bài học, chúng ta cùng trả lời câu hỏi sau: Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, hiểu biết về thú đô sẽ giúp mỗi người tự hào hơn về quốc gia, dân tộc. Thủ đô Hà Nội có những đặc trưng nào về văn hoá? Nguồn gốc dẫn đến những đặc trưng ấy là gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. TÌM HIỂU CHUNG

Nội dung 1. Tác giả

Em hãy nêu một vài nét về tác giả Trần Quốc Vượng mà em biết.

Video trình bày nội dung:

- Trần Quốc Vượng, 12/12/1934 - 8/8/2005, là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.

- Ông được xem là một trong tứ trụ của sử học Việt Nam đương đại.

- Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong ban văn hóa nghệ thuật.

- Ông đã viết nhiều bài nghiên cứu khoa học (trên 400 bài) đăng trên các tạp chí chuyên môn trong nước (khảo cổ, lịch sử, văn học, văn hóa dân gian, văn hóa nghệ thuật,...) và ngoài nước.

Nội dung 2. Tác phẩm

Em hãy nêu xuất xứ của văn bản? Em hãy nêu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi “Thăng Long”, “Đông Đô”, “Hà Nội”.

Video trình bày nội dung:

- Văn bản in trong tập Văn hóa Hà Nội, tìm tòi và suy ngẫm, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010.

- Ý nghĩa tên gọi:

* Thăng Long:

- Ý nghĩa: Thăng Long, với chữ “Thăng” ở bộ Nhật, “Long” có nghĩa là “Rồng”. Được ghi trong Đại Việt sử ký, không chỉ là “Rồng bay lên”, mà còn có nghĩa “Rồng (bay) trong ánh Mặt trời lên cao”. Thăng Long - Hà Nội là Kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam.

* Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.

* Hà Nội: So với tên gọi Thăng Long với ý nghĩa chủ yếu có tính cách lịch sử (dù chỉ dưới dạng truyền thuyết: ghi lại sự kiện có rồng hiện lên khi Vua tới đất Kinh đô mới), thì tên gọi Hà Nội có tính cách địa lý, với nghĩa “bên trong sông”. Nhưng nếu xét kỹ trên bản đồ thì chỉ có Sông Nhị là địa giới Tỉnh Hà Nội cũ về phía Đông, còn Sông Hát và Sông Thanh Quyết không là địa giới, như vậy có bộ phận Tỉnh Hà Nội không nằm bên trong những con sông này. Và khi Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp, tên gọi lại càng không tương xứng với thực địa.

………..

Nội dung video bài 4: Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

 

Xem video các bài khác