Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 5: Gương báu khuyên răn
Video giảng Ngữ văn 10 cánh diều bài 5: Gương báu khuyên răn. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VĂN BẢN 3: GƯƠNG BÁU KHUYÊN RĂN
Xin chào các bạn! Rất vui được gặp lại các bạn trong tiết học này. Hãy cùng nhau bắt đầu một cuộc phiêu lưu tri thức nào!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ Nôm đường luật đã được hình thành qua bài học trước đó.
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
Trước khi bắt đầu bài học ngày hôm nay, các em hãy nghe video giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và hãy ghi chép lại những nét chính về tập thơ này.
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
Nội dung 1: Đọc và tìm hiểu chung
Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy giới thiệu cho cô và các bạn cùng nghe về bài thơ Gương báu răn mình (bài 43).
Cô mời 2 bạn đọc bài thơ cho cả lớp cùng nghe nhé!
Các em hãy xác định thể loại, bố cục của bài thơ.
Em hãy xem lại phần đã chuẩn bị ở nhà về tìm hiểu bài thơ và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
Video trình bày nội dung:
1. Tác phẩm
- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.
- Nội dung: bài thơ nằm trong mục Gương báu khuyên răn, gồm 61 bài thơ mang nội dung giáo huấn nhưng đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước phồn vinh, về cuộc sống ấm no cho người dân và những trăn trở thế thái, nhân tình.
- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.
- Thể loại: thơ thất ngôn xen lục ngôn.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): Bức tranh thiên nhiên ngày hè.
+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): Bức tranh cuộc sống và tấm lòng của Nguyễn Trãi.
- Nội dung: Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè. Tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
- Ý nghĩa nhan đề:
+ Mục Gương báu khuyên răn của tập Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi tập hợp những bài thơ mang tính giáo huấn đạo đức. Nhưng thực chất đa số các bài thơ trong mục này vượt ra khỏi khuôn khổ của những bài dạy báo, khuyên răn đạo đức thông thường. Đây là những bài thơ hết sức gần gũi với cuộc sống, với người dân thường, với những khát vọng lớn lao của nhà thơ mong muốn cho đất nước mãi mãi phồn vinh và cuộc sống của người dân luôn bình yên, no ấm.
+ Bài thơ vốn không có nhan đề, người biên soạn tập thơ lấy nhan đề chung đặt tên cho bài thơ, và đây là bài thơ số 43 trong mục Gương báu khuyên răn. Trong bài thơ này, ý nghĩa khuyên răn có lẽ ở chỗ mong muốn kẻ cầm quyền hãy học theo vua Thuấn, xây dựng đất nước trở thành một nơi mà người dân có cuộc sống tươi đẹp, con người hài hoà với thiên nhiên.
+ Từ đó, có thể thấy nhan đề của bài thơ có sự gắn bó với nội dung chính của văn bản: Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước và khát vọng của Nguyễn Trãi về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người dân.
Nội dung 2: Tìm hiểu bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè
Khi nhắc đến mùa hè, các bạn có thể nghĩ ngay đến những gì? Đó là ánh nắng vàng rực rỡ, là tiếng chim hót líu lo, là màu xanh tươi mát của cây cối và những bông hoa nở rộ. Chúng ta sẽ cùng phân tích những hình ảnh, âm thanh và cảm xúc mà bài thơ mang lại, từ đó tìm hiểu về tình yêu thiên nhiên, tâm hồn của tác giả cũng như thông điệp sâu sắc mà ông gửi gắm qua tác phẩm này.
Các em theo dõi lại 4 câu thơ đầu tiên và trả lời câu hỏi: Câu thơ thứ nhất đã gợi cho em hình ảnh về tâm thế của nhà thơ như thế nào? Phân tích từ ngữ để thấy rõ điều đó.
Bây giờ cô sẽ cho các em thảo luận cặp đôi để hoàn thành các nội dung sau:
+ Tìm trong văn bản những từ thuần Việt: động từ, từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ
+ Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Video trình bày nội dung:
- Câu 1: Tâm thế của nhà thơ:
+ Rồi: rỗi rãi, không vướng bận.
+ Hành động: hóng mát => thư thái, thảnh thơi.
+ Thời gian: thuở ngày trường => ngày dài, hết ngày này đến ngày khác.
+ Cách ngắt nhịp 1/2/3: nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của Nguyễn Trãi phút giây nghỉ ngơi hiếm hoi của nhà thơ.
=> Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng một tâm trạng yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời với một tâm thế thư thái khi đến với thiên nhiên, rảnh rỗi hóng mát nhưng tâm trạng bất đắc chí. Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.
- Câu 2, 3, 4: Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè
- Số chữ trong các câu: có câu thơ 6 chữ xen lẫn các câu thơ 7 chữ.
+ Các tính từ chỉ màu sắc: lục, đỏ, hồng cho thấy màu sắc rực rỡ, tươi tắn của các loại hoa nở vào mùa hè.
+ Các động từ mạnh: đùn, phun, tiễn gợi trạng thái vận động của tạo vật với sức sống căng trào, mạnh mẽ.
+ Các từ chỉ âm thanh: lao xao, dắng dỏi diễn tả những âm thanh xao động, rộn rã, náo nhiệt của mùa hè.
+ Việc sử dụng các từ láy: đùn đùn (láy toàn phần), lao xao (láy âm)… làm tăng tính biểu cảm của từ ngữ, cho thấy sức sống mãnh liệt của tạo vật.
+ Các phép đối được thực hiện ở hai câu thực và hai câu luận khiến cho hình ảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trở nên nhộn nhịp, thể hiện một cuộc sống yên vui.
=>
+ Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, sống động, căng tràn sức sống đang trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.
+ Tình yêu thiên nhiên tha thiết.
…………………………
Nội dung video Bài 5: Văn bản 3: Gương báu răn mình còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.