Slide bài giảng ngữ văn 10 chân trời bài 7: Văn bản 3 - Bảo kính cảnh giới

Slide điện tử bài 7: Văn bản 3: Bảo kính cảnh giới. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 chân trời sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

ĐỌC HIỂU: BẢO KÍNH CẢNH GIỚI

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan,...).

Trả lời:

Nguyễn Trãi quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè bằng những từ ngữ và hình ảnh giàu sức gợi

- “đùn đùn”: dồn dập tuôn ra, “giương”: giương rộng ra, “phun”: phủ khắp, “tiễn”: ngát, nức ⇒ tràn đầy sức sống từ bên trong.

- Âm thanh: lao xao, vắng vẻ ⇒ âm thanh rộn ràng, gần gũi.

- Giác quan: thị giác, khứu giác và thính giác.

Câu 2: Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa giống với dạng thất ngôn bát cú. - Điểm khác:

- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

⇒ Làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn: câu 1 ngắt nhịp 1/2/3, câu 2: ngắt nhịp 4/3, câu 3, 4: ngắt nhịp 3/4, câu 5, 6, 7: ngắt nhịp 4/3, câu 8: ngắt nhịp 3/3

Câu 3: Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc: từ thư thái đến phấn chấn đến những suy ngẫm của tác giả.

Câu 1: Tâm trạng thư thái, thanh thản trước thiên nhiên.

Câu 2 đến câu 6: Tâm trạng phấn chấn trước cảnh ngày hè.

Hai câu cuối: Niềm tha thiết với đời.

- Nguyễn Trãi có tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và cả ưu dân ái quốc. Ông là người yêu thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng những hình ảnh, từ ngữ đầy sức gợi hình, gợi tả, bằng tất cả sự tinh nhạy của giác quan. Nhưng hơn cả, ông là một người vừa có tài, vừa có tâm bởi ông luôn lo lắng cho nhân dân, cho đất nước. Mong ước của ông là có cây đàn của vua Ngu Thuấn cho mưa thuận gió hòa, cho nhân dân nước Nam được no đủ, chẳng màng đến ích lợi của bản thân.