Slide bài giảng ngữ văn 10 chân trời bài 7: Đọc mở rộng 2 - Nguyễn trãi – nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ

Slide điện tử bài 7: Đọc mở rộng 2- Nguyễn Trãi- nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Ngữ văn 10 chân trời sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7: ANH HÙNG VÀ NGHỆ SĨ

ĐỌC HIỂU: NGUYỄN TRÃI – NHÀ NGOẠI GIAO, NHÀ HIỀN TRIẾT, NHÀ THƠ

HƯỚNG DẪN ĐỌC

Câu 1: Theo bạn, chủ đề của văn bản và quan điểm của tác giả thể hiện tập trung ở câu văn nào trong bài?

Trả lời:

"Có nên phân biệt tách bạch ở ông nhà ngoại giao, nhà hiền triết và nhà thơ không?".

Câu 2: Chỉ ra mạch lập luận của văn bản (có thể sử dụng sơ đồ).

Trả lời:

Mạch lập luận của văn bản:

- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi và khẳng định giá trị tư tưởng của ông.

- Khẳng định Nguyễn Trãi là nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ qua việc phân tích cuộc đời và sự nghiệp của ông:

+ Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ thuở thiếu thời của Nguyễn Trãi và biểu hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong các tác phẩm của ông.

+ Giá trị những tác phẩm của Nguyễn Trãi như Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí.

+ Thế giới ẩn dật trong thơ Nguyễn Trãi qua Quốc âm thi tập và cảnh cuối đời của ông.

Câu 3: Chỉ ra những yếu tố biểu cảm của văn bản.

Trả lời:

“Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh… và nhân đạo trên đời này”.

Câu 4: Xác định ý nghĩa của văn bản trên.

Trả lời:

Khẳng định những giá trị trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi, ca ngợi tài năng của một danh nhân văn hóa dân tộc.

Câu 5: Tìm một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Một số từ ngữ, câu văn trong văn bản, nhất là ở đoạn cuối, thể hiện tình cảm của tác giả đối với Nguyễn Trãi:

- "Con thuyền "ưu ái cũ" ấy… cùng với hầu hết gia tộc."

- “Sáu trăm năm sau, nỗi thao thức canh cánh… và nhân đạo trên đời này.”