Soạn giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

BÀI 5: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ NHỮNG NĂM 1918 – 1930

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (5.1 – 5.4) và phần Em có biết và Nhân vật lịch sử để tìm hiểu về những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chính của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930; Phân tích được nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để viết được đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) chia sẻ quan điểm của bản thân về câu nói nổi tiếng phản ánh tư tưởng của Nguyễn Thái Học.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và ý chí không khuất phục trước chính sách cai trị và đàn áp của kẻ thù, nhằm đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; Lòng biết ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Lược đồ, hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.
  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video, tìm hiểu một số thông tin về nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thái Học và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học?
  4. Sản phẩm: Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về nhà hoạt động cách mạng Nguyễn Thái Học.

Nguyễn Thái Học (1902 – 1930)

https://www.youtube.com/watch?v=8cAaomHjfVU (Từ đầu đến 4p).

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế, trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 qua các hoạt động yêu nước của Nguyễn Thái Học: phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức và nội dung phong phú, thu hút sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam. Cùng lúc, ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và các phong trào dân chủ trên thế giới tràn vào Việt Nam, thổi bùng lên phong trào đấu tranh yêu nước những năm 1918 – 1930. Vậy, phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 có những nét chính nào? Đâu là nguyên nhân và hệ quả của phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 – 1930

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những 1918 – 1930.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 5.1, 5.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.27, 28 và trả lời câu hỏi:

- Hãy trình bày những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930.

- Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930?

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những 1918 – 1930.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu vấn đề:

+ Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của tư bản Pháp được tiến hành ở Đông Dương đã đưa tới nhiều biến đổi quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở Việt Nam. Trên thế giới, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (1919) đã tác động to lớn đến phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc.

+ Bối cảnh lịch sử mới đã thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển với nội dung và hình thức phong phú.

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, đọc thông tin mục 1 SGK tr.27 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 – 1930:

Tư liệu 1: Nhiều thanh niên, tiểu tư sản yêu nước tham gia các phong trào giai đoạn 1918 – 1930 về sau đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam như Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Huy Liệu,…

- GV hướng dẫn HS khai thác tư liệu 5.1, 5.2, mục Em có biết SGK tr.27, 28, thảo luận và trả lời câu hỏi: Tại sao sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930?

5.2 Đám tang

Phan Châu Trinh (4/4/1926)

 

https://www.youtube.com/watch?v=Wsewje5Jrw0

(4p03 đến 7p34)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính về phong trào dân tộc dân chủ của nhân dân Việt Nam những năm 1918 – 1930.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lí giải sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu, lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh lại có ý nghĩa quan trọng đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1918 – 1930:

+ Đây là những phong trào rộng lớn diễn ra trên quy mô cả nước.

+ Phong trào thu hút nhiều tầng lớp, giai cấp tham gia, đặc biệt là học sinh, sinh viên.

+ Trên thực tế, các sự kiện đấu tranh đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng, thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ của dân tộc Việt Nam.

→ Nhận thức mức độ nguy hiểm, thực dân Pháp đã cấm đoán và phản công lại phong trào.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong những năm 1918 – 1930, phong trào dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức đấu tranh phong phú và thu hút sự tham gia của nhiều giai cấp, tầng lớp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản những năm 1918 – 1930

* Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản:

- Phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa” (1919).

- Phong trào đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì (1923).

* Phong trào đấu tranh của tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên:

- Xuất bản các tờ báo: Chuông rè, An Nam trẻ,…; Lập ra các nhà xuất bản: Cường học thư xã, Nam Đồng thư xã,…

- Lập ra các tổ chức chính trị: Thanh niên cao vọng (1923), Hội Phục Việt (1925), Đảng Thanh niên (1926),…

- Đấu tranh đòi nhà cầm quyền thả Phan Bội Châu (1925), lễ truy điệu, để tang Phan Châu Trinh (1926).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2. Phong trào công nhân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu những nét trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 5.3, thông tin mục 2 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 5.3, thông tin mục 2 SGK tr.28 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.

- GV khuyến khích HS trình bày dưới dạng trục thời gian.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS vẽ trục thời gian (trên bảng lớp) về những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Từ năm 1919 – 1929, phong trào đấu tranh của công nhân chủ yếu diễn ra dưới hình thức bãi công, đòi việc làm và tăng lương.

+ Tiêu biểu là cuộc bãi công của thợ máy xưởng đóng tàu Ba Son (cảng Sài Gòn), bãi công ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng ở Trung Quốc.

→ Giai cấp công nhân bắt đầu đấu tranh có tổ chức, mục đích chính  

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Phong trào công nhân

Trục thời gian thể hiện những nét chính trong phong trào đấu tranh của công nhân từ năm 1919 đến năm 1929 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.

 

Tư liệu 2: Xưởng Ba Son (Nhà máy đóng tàu Ba Son) được xây dựng ngay khi thực dân Pháp chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì, là cơ xưởng quan trọng bậc nhất ở Đông Dương và tập trung nhiều công nhân lành nghề nhất lúc đó. Xưởng sửa chữa nhiều tàu có trọng tải lớn, chế tạo tàu mới và nhiều công trình hàng hải.

Tư liệu 3: Bằng hành động của mình, cuộc bãi công Ba Son đã cắm một cột mốc rất quan trọng trong phong trào công nhân – giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

(Đinh Xuân Lâm (Chủ biên), Lịch sử Việt Nam, Tập III,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.357 – 358)

Tư liệu 4:

Công nhân Ba Son - tranh vẽ

của học sĩ Huỳnh Phương Đông

Công nhân xưởng Ba Son

 ở cảng Sài Gòn bãi công

Đấu tranh của công nhân nhà

đồn điền Phú Riềng (Bình Phước)

Công nhân ở nhà máy sửa chữa xe lửa Trường Thi (Vinh)

Video - Ba Son - cơ xưởng thủy quân quan trọng bậc nhất xứ Nam Kì:

https://www.youtube.com/watch?v=N2jONsTl7Ag

TRỤC THỜI GIAN THỂ HIỆN NHỮNG NÉT CHÍNH

TRONG PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA CÔNG NHÂN (1919 – 1929)

Công cụ đánh giá: Thang đo

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Lựa chọn đúng thông tin trong việc hoàn thành trục thời gian.

 

Hoạt động 3. Sự ra đời và hoạt động của các tổ chức cách mạng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, tư liệu 5.4, khai thác mục Em có biết, thông tin mục 3 SGK tr.28, 29, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng.

- Theo em, tại sao Việt Nam Quốc dân đảng đã không thể thành công?

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, câu trả lời của HS về những nét chính trong hoạt động của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng.
  2. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 9 CTST Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ

Xem thêm giáo án khác