Soạn giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 9 bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Đọc hiểu bản đồ dân số Việt Nam để rút ra đặc điểm phân bố dân cư. 

  • Trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác và sử dụng trục Bảng 2.1 – 2.2, hình 2 – SGK trang 134 để tìm hiểu về đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam; đặc điểm quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: trình bày được đặc điểm phân bố các dân cư Việt Nam; trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức địa lí đã học để xác định và giải thích được bản đồ, bảng số liệu về dân số; nhận xét được sự khác nhau giữa quần cư thành thị và nông thôn; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau ở địa phương để tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về các đặc điểm của loại hình quần cư ở địa phương em sinh sống.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Bảng số liệu, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Dân cư và dân tộc, Chất lượng cuộc sống. 

  • Phiếu học tập.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai tinh mắt. HS quan sát hình ảnh và trả lời về các vùng đông dân và thưa dân trong bản đồ dân số Việt Nam. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các vùng đông dân và thưa dân xuất hiện trong hình ảnh của trò chơi và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai tinh mắt hơn.

- GV mời HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Quan sát hình ảnh và trả lời về các vùng đông dân và thưa dân trong bản đồ dân số Việt Nam.

+ HS trả lời nhanh nhất và đoán đúng tên vùng qua hình ảnh sẽ được điểm cộng.

- GV trình chiếu hình ảnh:

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời. 

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Vùng đông dân: vùng đồng bằng như đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long,...

+ Vùng thưa dân: vùng miền núi như Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên,...

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau đã tạo nên bức tranh phân bố dân cư khá đa dạng giữa đồng bằng và miền núi, thành thị và nông thôn. Hiện nay, dân cư nước ta đang phân bố như thế nào? Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác biệt ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư.  

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm phân bố các dân cư ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS cả lớp làm việc theo nhóm, dựa vào mục 1, hình 2 và bảng 2.1 SGK tr.133, 134 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. 

c. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt: Phân bố dân cư nước ta có sự khác biệt giữa đồng bằng và trung du, miền núi; giữa thành thị và nông thôn do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng tiếp cận việc làm, giáo dục và dịch vụ y tế,... khác nhau.

Vùng dân tộc thiểu số, miền núi tổn thất nặng nề vì biến đổi khí hậu
Phát triển đô thị vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần kiến tạo đặc biệt để  thích ứng nước biển dâng - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác thông tin mục 1, quan sát Hình 2 và Bảng 2.1 SGK tr.133, 134 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta. 

Bảng 2.1. Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn nước ta, 

giai đoạn 1990 – 2021

(Đơn vị: %)

Năm

1990

2000

2010

2021

Thành thị

19,5

24,1

30,4

37,1

Nông thôn

80,5

75,9

69,6

62,9

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 1991, 2001, 2011 và 2022)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

Khu vực

Thành thị

Nông thôn

Đặc điểm khác biệt

 

 

Khu vực

Đồng bằng

Miền núi

Đặc điểm khác biệt

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về đặc điểm phân bố dân cư ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, kết hợp hình ảnh, số liệu và tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm lần lượt trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về đặc điểm phân bố dân số ở nước ta: 

Dân số nước ta có sự khác nhau:

+ Giữa vùng đồng bằng và miền núi.

+ Giữa thành thị và nông thôn.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Đặc điểm phân bố dân cư Việt Nam 

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH, VIDEO LIÊN QUAN ĐẾN 

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM

Thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông  Cửu Long - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới
Nông nghiệp lúa nước: Lịch sử, Phương pháp và Tác động đến Môi trường

Dân cư phân bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng

Vẻ đẹp miền núi phía Bắc Việt Nam trên báo nước ngoài - VnExpress Du lịch
Giá cà phê hôm nay 2/12: Tiếp tục tăng giá

Khu vực miền núi có mật độ dân cư thấp

Đường sá TP.HCM chiều nay trước thời khắc người dân 'ở yên trong nhà' sau 0  giờ 23.8

Tỉ lệ dân thành thị thấp nhưng có xu hướng tăng

Thực trạng phân bố dân cư hiện nay: 

https://youtu.be/s8Vlw0DoqDQ?si=V2su94zOMTo8Uz3g (4:05 – 14:20)

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở NƯỚC TA

Khu vực

Thành thị

Nông thôn

Đặc điểm khác biệt

- Tỉ lệ dân thành thị nước ta còn thấp, song có xu hướng tăng nhanh. Các thành phố có mật độ dân số cao như Thành phố Hồ Chí Minh ( 4375 người/km2), Hà Nội (2480 người/km2),…

- Năm 2021, Đông Nam Bộ là vùng có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước (66,4%), Trung du và miền núi Bắc Bộ có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất (20,4%)

Tỉ lệ dân nông thôn nước ta còn cao nhưng có xu hướng giảm dần, từ 80,5% (năm 1990) xuống 62,9% (năm 2021).

Khu vực

Đồng bằng

Miền núi

Đặc điểm khác biệt

Các vùng đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích cả nước nhưng lại chiếm đến ¾ số dân.

- Những vùng có địa hình thấp như Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có mật độ dân số cao nhất, lần lượt là 1091 người/km2 và 778 người/km2.

- Các khu vực miền núi chiếm đến ¾ diện tích cả nước nhưng chỉ tập trung ¼ số dân.

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất lần lượt là 136 người/km2 và 111 người/km2.

 

 

Hoạt động 2: Quần cư thành thị và quần cư nông thôn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn ở nước ta.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 2.2 kết hợp thông tin mục 2 SGK tr.135 và hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày đặc điểm quần cư thành thị và quần cư nông thôn.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành Phiếu học tập số 2.

d. Tổ chức thực hiện:


--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 2: Phân bố dân cư và các Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 9 CTST bài 2: Phân bố dân cư và các

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác