Soạn giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 5: Thực hành Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 9 bài 5: Thực hành Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 5: THỰC HÀNH: VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT SỐ 

MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác nội dung yêu cầu SGK tr.144 và internet để tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về một trong các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: trình bày được mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức địa lí đã học để xác định và giải thích về mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau để tìm hiểu mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

  • Máy chiếu, bảng phụ.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video clip về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. HS xem video và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS quan sát được trong video.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả:

https://youtu.be/tkEdHFRTecI?si=MyYdPevV-eTKuXfi 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cho biết một số mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả hiện nay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. 

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả hiện nay là:

+ Nông nghiệp công nghệ cao.

+ Nông nghiệp hữu cơ.

+ Nông nghiệp tuần hoàn.

+ Nông nghiệp chính xác.

+ Hệ thống canh tác không đất.

+ Nông nghiệp đô thị.

+ Nông nghiệp bền vững.

à Những mô hình này không chỉ giúp nâng cao năng suất mà còn bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững của nông nghiệp.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nông nghiệp bền vững không phải là một khái niệm xa lạ đối mới Việt Nam. Tuy nhiên, có rất nhiều nông dân đang tìm kiếm một mô hình nông nghiệp sản xuất hiệu quả để áp dụng vào quá trình canh tác, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa gia tăng hiệu suất. Và hiện nay có những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả nào giúp người dân phát triển nông nghiệp một cách bền vững, hiệu quả? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 5: Thực hành: Viết báo cáo về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 

Hoạt động 1: Lựa chọn nội dung và tìm kiếm thông tin

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn thông tin và tìm kiếm thông tin về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương khác mà em quan tâm. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin, lựa chọn tìm hiểu một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở nước ta.

c. Sản phẩm: Nội dung tìm kiếm thông tin của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS lựa chọn tìm hiểu một trong những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả ở nước ta như nông nghiệp xanh, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao,...

- GV hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin từ:

+ Mục số liệu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản của Tổng cục Thống kê công bố tại địa chỉ https://www.gso.gov.vn  

+ Các website của tỉnh thành phố.

+ Sách, báo, tạp chí,... của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ.

+ Tham khảo phần thông tin ở phần Phụ lục trong SGK.

Bước 2: HS thực hiện xử lí thông tin

- HS chọn lọc thông tin từ các nguồn thu thập được.

- HS sắp xếp các thông tin vừa tìm kiếm được cho phù hợp với bài báo cáo.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình bày nội dung tìm kiếm của mình

- GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra sự phù hợp, chính xác các thông tin mà HS tìm được.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Lựa chọn nội dung và tìm kiếm thông tin 

Nội dung đã được chọn lọc, sắp xếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Viết bài báo cáo

a. Mục tiêu: HS viết một bài báo cáo theo mẫu về vấn đề việc làm ở địa phương mà các em quan tâm.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS viết báo cáo về mô hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương mà các em quan tâm.

c. Sản phẩm: Bài báo cáo theo mẫu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS viết một bài báo cáo theo mẫu sau:

MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

1. Quan niệm về mô hình sản xuất nông nghiệp

……………….

2. Những điều kiện để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp

…………….

3. Một số sản phẩm nông nghiệp cụ thể được sản xuất từ mô hình

…………………….

 

- GV có thể giới thiệu cho HS một số từ khóa, địa chỉ trang web để HS tra cứu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà. 

- HS có thể sử dụng các thiết bị điện tử để tìm kiếm thông tin và hình ảnh trên internet hoặc đọc sách, báo tham khảo. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS nộp bài làm vào buổi học sau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra mức độ hoàn thiện nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua sản phẩm của cá nhân, kiểm tra sự phù hợp, chính xác các thông tin mà HS tìm được.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

2. Viết báo cáo

Bài báo cáo theo mẫu của HS


--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 5: Thực hành Viết báo cáo về Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 9 CTST bài 5: Thực hành Viết báo cáo về

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác

MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP: VƯỜN – AO – CHUỒNG

1. Quan niệm về mô hình sản xuất nông nghiệp

Mô hình này được hiểu là một hình thức canh tác nông nghiệp có sự kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi với nuôi trồng thủy sản. Trong đó, các thành phần trong hệ thống có mối liên hệ mật thiết theo kiểu khép kín. 

Một ví dụ cho mô hình Vườn - Ao - Chuồng - Phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp bền vững là: Vườn kết hợp trồng cây ăn quả và các loại rau xanh, đậu. Cạnh vườn có ao nước sâu khoảng 1,5 - 2m, vừa cung cấp nguồn nước tưới cho cây trồng trong vườn, vừa để nuôi cá và cho vịt bơi lội.

2. Những điều kiện để phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp

Điều kiện tự nhiên:

  • Khí hậu: Mô hình VAC thích hợp với nhiều loại khí hậu khác nhau, tuy nhiên cần chú ý chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương.

  • Đất đai: Đất cần có độ phì nhiêu, tơi xốp, thoát nước tốt, phù hợp với các loại cây trồng và vật nuôi trong mô hình.

  • Nước: Cần có nguồn nước tưới tiêu đầy đủ cho cây trồng và phục vụ cho chăn nuôi.

Điều kiện kinh tế - xã hội:

  • Vốn đầu tư: Cần có vốn đầu tư để xây dựng chuồng trại, mua thức ăn, con giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...

  • Kỹ thuật sản xuất: Cần có kiến thức và kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản để áp dụng vào mô hình VAC.

  • Thị trường tiêu thụ: Cần có thị trường tiêu thụ ổn định cho sản phẩm của mô hình VAC.

3. Một số sản phẩm nông nghiệp cụ thể được sản xuất từ mô hình

Hình ảnh về Cây công nghiệp

Vườn:

Rau xanh: Rau muống, rau cải, rau xà lách, cà chua, dưa leo,...

Cây ăn quả: Bưởi, cam, xoài, ổi, na,...

Cây công nghiệp: Cà phê, cao su, hồ tiêu, chè,...

Hình ảnh về Tôm

Ao: tôm, cá, cua…

Hình ảnh về Lợn

Chuồng: lợn, bò, gà,…

Ngoài ra còn có: phân bón hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…), thức ăn cho gia súc (rơm rạ,…)