Soạn giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 9 bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề việc làm ở địa phương sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác và sử dụng trục phụ lục – SGK trang 136 và internet để tìm hiểu về vấn đề việc làm hiện nay ở địa phương Việt Nam.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: trình bày được vấn đề việc làm ở địa phương, phân tích được các vấn đề việc làm. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: vận dụng kiến thức địa lí đã học để xác định và giải thích về vấn đề việc làm; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau để tìm hiểu vấn đề việc làm ở địa phương từ đó đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề việc làm.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm địa phương.

  • Máy chiếu, bảng phụ.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm địa phương.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video về vấn đề việc làm. HS xem video và cho biết vấn đề việc làm hiện nay tại địa phương mình sinh sống. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS quan sát được trong video.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS xem video về vấn đề việc làm.

https://youtu.be/2dP0p8NX-FE?si=FOOqAyzrkjcTEvdf

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết vấn đề việc làm hiện nay tại tỉnh, thành phố mình đang sinh sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời. 

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời HS còn lại đưa ra đáp án. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, lấy ví dụ: Sinh viên ra trường thừa số lượng nhưng rất khó để tuyển dụng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việc làm luôn là một trong những vấn đề được người lao động quan tâm hàng đầu. Thị trường việc làm hiện cũng đang diễn ra hết sức sôi nổi và phức tạp thể hiện qua cung và cầu lao động. Có những vấn đề việc làm nào đang xảy ra tại địa phương của chúng ta? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Thực hành: Phân tích vấn đề việc làm địa phương.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 

Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm kiếm thông tin về việc làm ở địa phương em đang sinh sống hoặc địa phương khác mà em quan tâm. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin.

c. Sản phẩm: Nội dung tìm kiếm thông tin của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin từ:

+ Mục số liệu việc làm của Tổng cục Thống kê công bố tại địa chỉ https://www.gso.gov.vn/lao-dong

+ Các website của tỉnh thành phố.

+ Sách, báo, tạp chí,…của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.

+ Tham khảo phần thông tin ở phần Phụ lục trong SGK.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chọn lọc thông tin từ các nguồn thu thập được.

- HS sắp xếp các thông tin vừa tìm kiếm được cho phù hợp với bài phân tích.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày nội dung tìm kiếm của mình

- GV quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra sự phù hợp, chính xác các thông tin mà HS tìm được.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tìm kiếm, xử lí thông tin

Nội dung đã được chọn lọc, sắp xếp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Viết bài báo cáo

a. Mục tiêu: HS viết một bài báo cáo theo mẫu về vấn đề việc làm ở địa phương mà các em quan tâm.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS viết báo cáo về vấn đề việc làm ở địa phương.

c. Sản phẩm: Bài báo cáo theo mẫu của HS.

d. Tổ chức thực hiện:


--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 9 CTST bài 3: Thực hành Phân tích vấn đề

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác

VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở HÀ NỘI

1. Khái quát về đặc điểm lao động

Quy mô:

  • Lực lượng lao động: hơn 4,2 triệu người (năm 2023).

  • Tỷ lệ lao động trong độ tuổi: 73,5%.

Chất lượng: tăng cao, tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 33.5%

Phân bố chủ yếu ở khu vực kinh tế tư nhân, ngành dịch vụ

Hạn chế: Thiếu hụt lao động có trình độ chuyên môn cao

2. Vấn đề việc làm

a. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động: 

Tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội quý II/2023 là 2,20%, giảm 0,15 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,24 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của Hà Nội thấp hơn mức trung bình cả nước (2,32%).

Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị Hà Nội cao hơn (2,46%).

Nhóm lao động trẻ (15-24 tuổi) có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (5,91%).

b. Tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động 

Tỷ lệ thiếu việc làm của Hà Nội quý II/2023 là 1,92%, giảm 0,08 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,02 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm của Hà Nội thấp hơn mức trung bình cả nước (2,06%).

3. Đề xuất giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm

- Phát triển kinh tế

- Đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng cho lao động trẻ 

- Hỗ trợ việc làm, khởi nghiệp