Soạn giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Địa lí 9 bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

BÀI 1: DÂN CƯ VÀ DÂN TỘC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam.

  • Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. 

  • Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. 

  • Nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: khai thác và sử dụng trục Bảng 1.1 – 1.4 để tìm hiểu về đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam; sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. 

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam; phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức địa lí đã học để vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số; nhận xét được sự phân hóa thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước; sưu tầm thông tin từ các nguồn khác nhau ở địa phương để tìm hiểu và viết báo cáo ngắn về hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh ở địa phương em sinh sống.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Bảng số liệu, thông tin, tư liệu do GV sưu tầm về nội dung bài học Dân cư và dân tộc, Chất lượng cuộc sống. 

  • Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Địa lí).

  • Sưu tầm trên sách, báo, internet thông tin, tư liệu về nội dung bài học Dân cư và dân tộc, Chất lượng cuộc sống. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Cung cấp thông tin, tạo kết nối giữa kiến thức của HS với nội dung bài học.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn. HS quan sát hình ảnh liên quan đến một số dân tộc và đoán tên dân tộc đó. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tên các dân tộc xuất hiện trong hình ảnh của trò chơi và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn.

- GV mời 10 HS theo tinh thần xung phong tham gia trò chơi và chia HS thành 2 đội.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ Tên mỗi dân tộc ở Việt Nam có 2 hình ảnh tương ứng. HS lần lượt quan sát hình ảnh số 1, hình ảnh số 2 về đặc trưng của dân tộc đó (trang phục, văn hoá, tín ngưỡng, nhà cửa,…) và gọi đúng tên dân tộc tương ứng với hình ảnh trình chiếu. 

+ HS lật mở hình ảnh số 1 được cộng 5 điểm, lật mở đến hình ảnh số 2 được cộng 2 điểm. 

+ Đội nào trả lời được đúng và được nhiều điểm hơn, đó là đội thắng cuộc.

- GV lần lượt trình chiếu hình ảnh:

Nhà sàn người Tày vùng Đông Bắc - Báo Quảng Ninh điện tử

Kết tồng"- phong tục mang giá trị nhân văn của người Tày | Báo Dân tộc và  Phát triển

Hình 1: Dân tộc……………………………..

Rực rỡ sắc mầu trong trang phục truyền thống phụ nữ tỉnh Sơn La

4 món ăn độc đáo của dân tộc Thái | Tạp chí Kinh tế và Dự báo

Hình 2: Dân tộc……………………………..

Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường

Vẻ đẹp trang phục phụ nữ dân tộc Mường mang đậm dấu ấn của người Việt cổ -  Cổng Thông Tin Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

Hình 3: Dân tộc……………………………..

APSARA show: điệu múa KHMER cung đình - Du lịch - Việt Giải Trí

Hình 4: Dân tộc……………………………..

Lễ hội cầu mùa của đồng bào Nùng | baotintuc.vn

Giản dị - trang phục truyền thống của người Nùng | Báo Dân tộc và Phát triển

Hình 5: Dân tộc……………………………..

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS 2 đội quan sát nhanh hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế của bản thân để gọi tên quốc gia Đông Nam Á tương ứng với hình ảnh được trình chiếu. 

- Các HS còn lại trong lớp cổ vũ 2 đội bạn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện đội chơi xung phong trả lời. 

- Nếu trả lời sai, GV tiếp tục mời đội còn lại đưa ra đáp án. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

Hình 1: dân tộc TàyHình 2: dân tộc Thái
Hình 3: dân tộc MườngHình 4: dân tộc Khmer
Hình 5: dân tộc Nùng 

- GV tuyên bố đội thắng cuộc. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Việt Nam là một quốc gia đông dân, nhiều dân tộc, cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính có sự thay đổi. Vậy, hiện nay các dân tộc ở nước ta phân bố ra sao? Cơ cấu dân số có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 1: Dân cư và dân tộc, chất lượng cuộc sống

Đại hội dân tộc lần thứ 2

Đại hội dân tộc lần thứ 2

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đăc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS cả lớp làm việc theo 3 nhóm, khai thác thông tin mục 1a, 1b, 1c SGK tr.129 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta của các nhóm và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh và dẫn dắt:

+ Việt Nam có số dân hơn 98,5 triệu người (năm 2021), là quốc gia nhiều dân tộc (54 dân tộc). 

+ Dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% số dân, các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 15% số dân cả nước.

+ Các dân tộc Việt Nam có truyền thống đoàn kết, cùng nhau bảo vệ và xây dựng đất nước. 

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Khai thác thông tin mục 1a, 1b, 1c SGK tr.129 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta. 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

Đặc điểm

Biểu hiện

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, kết hợp tư liệu do GV cung cấp, thảo luận và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn HS trong quá trình thảo luận (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày 3 đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét chéo và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận về đặc điểm phân bố các dân tộc ở nước ta:

+ Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam.

+ Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian.

+ Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc. 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN ĐẾN 

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở các khu vực đồng bằng

Các dân tộc thiểu số thường phân bố ở các khu vực trung du, miền núi

Các dân tộc thiểu số thường phân bố ở nơi có vị trí quan trọng, 

địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng

5,3 triệu người Việt đang sống và làm việc ở 130 quốc gia, vùng lãnh thổ

Phiên họp chuyên đề về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC DÂN TỘC Ở NƯỚC TA

Đặc điểm

Biểu hiện

Các dân tộc sinh sống rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam

- Dân tộc Kinh phân bố nhiều hơn ở các khu vực đồng bằng.

- Các dân tộc thiểu số thường phân bố ở các khu vực trung du, miền núi – nơi có vị trí quan trọng, địa bàn chiến lược về an ninh quốc phòng. 

- Một số dân tộc (Khmer, Chăm, Hoa) sinh sống tập trung ở vùng đồng bằng và đô thị. 

Sự phân bố thay đổi theo thời gian và không gian

- Cùng với việc khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng kinh tế làm cho sự phân bố dân cư, dân tộc có sự thay đổi. 

- Không gian sinh sống được mở rộng, tính đan xen trong phân bố các dân tộc trở nên phổ biến. 

Người Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc

- Việt Nam có khoảng 5,3 triệu người (năm 2021) sinh sống ở nước ngoài, là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

- Người Việt Nam ở nước ngoài tích cực lao động, học tập và luôn hướng về xây dựng quê hương, đất nước. 

 

 

Hoạt động 2: Gia tăng dân số và cơ cấu dân số 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét được về tình hình gia tăng dân số của nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác Bảng 1.1, 1.2, 1.3 kết hợp thông tin mục 2a, 2b SGK tr.130, 131 và trả lời câu hỏi:

- Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước ta.

- Nhận xét và giải thích sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi và theo giới tính của dân cư nước ta. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tình hình gia tăng dân số của nước ta và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:


--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án bài 1: Dân cư và dân tộc, chất Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 9 CTST bài 1: Dân cư và dân tộc, chất

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác