Soạn giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT 

VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

BÀI 24: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT 

VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

(1 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học, kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam. 

  • Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 24.1 – 24.5) để nhận thức về nội dung của cách mạng khoa học, kĩ thuật; về xu hướng toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học, kĩ thuật trên thế giới và ảnh hưởng của cuộc cách mạng đó đến Việt Nam; Trình bày được những nét cơ bản về xu hướng toàn cầu hóa và đánh giá được tác động của toàn cầu hóa đối với thế giới và Việt Nam. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học về xu thế toàn cầu hóa, cơ hội và thách thức của xu thế này đối với Việt Nam để đề xuất một số biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: đọc và sưu tầm các thông tin và hình ảnh, tư liệu về cuộc cách mạng 4.0 và xu thế toàn cầu hóa hiện nay. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, đoán tên các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (những năm 40 của thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI).

c. Sản phẩm: Các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (những năm 40 của thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI).

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS chia làm 2 đội chơi, quan sát hình ảnh, nêu tên các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật (những năm 40 của thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI).

+ Sau 3 phút, đội nào có nhiều câu trả lời chính xác và nhanh hơn, đó là đội chiến thắng.

- GV lần lượt trình chiếu các hình ảnh:

Hình 1:……………………………………

Hình 2:……………………………………

Hình 3:……………………………………

Hình 4:……………………………………

Hình 5:……………………………………

Hình 6:……………………………………

Hình 7:……………………………………

Hình 8:……………………………………

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

2 đội chơi nhanh tay ra tín hiệu và giành quyền trả lời câu hỏi. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án: 

+ Hình 1: máy bay siêu thanh.

+ Hình 2: chinh phục Mặt trăng và khám phá các hành tinh khác. 

+ Hình 3: lập bản đồ gen người. 

+ Hình 4: nhân bản vô tính (cừu Dolly).

+ Hình 5: internet vạn vật.

+ Hình 6: rô bốt Xô-phi-a.

+ Hình 7: quạt gió năng lượng. 

+ Hình 8: cách mạng xanh trong nông nghiệp. 

- GV tuyên bố đội thắng cuộc.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Năm 1898, Mác Tuên đã viết một câu chuyện viễn tưởng về Luân Đôn năm 1904, trong đó ông mô tả về một thiết bị giống như chiếc điện thoại có khả năng kết nối trên toàn thế giới để mọi người có thể chia sẻ thông tin và quan sát

nhau từ xa. Những thành tựu diệu kì của khoa học công nghệ đã hiện thực hoá vượt xa câu chuyện viễn tưởng của Mác Tuên, tạo nên một thê giới kết nồi toàn cầu như chúng

ta biết ngày nay. Những thành tựu đó là gì? Sự liên kết thế giới trong xu thế toàn cầu hoá có những nét cơ bản nào? Đã tác động đến thế giới và Việt Nam ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 9 CTST Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác