Soạn giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Soạn chi tiết, đầy đủ các bài học trong chương trình học mới
  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • 15/07 bàn giao 1/2 học kì I
  • 15/08 bàn giao đủ học kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 650k - Đặt bây giờ: 450k

Đặc biệt: 

  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 900k
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

=> Lưu ý: Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50% (350k) đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 4: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945)

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai.
  • Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (4.2- 4.7), phần Em có biết để nhận thức về nguyên nhân và diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai; hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chống chủ nghĩa phát xít.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ hai; Trình bày được diễn biến chủ yếu của Chiến tranh thế giới thứ hai; Phân tích được hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại; Nêu được nguyên thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, vai trò của Liên Xô và các nước Đồng minh trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về Chiến tranh thế giới thứ hai để viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) miêu tả lại trận phản công ở Xta-lin-grát.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Thể hiện thái độ căm ghét chiến tranh, yêu chuộng hòa bình.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918 ) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về điểm khác biệt cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai so với chiến tranh thế giới thứ nhất qua hai bức ảnh?
  4. Sản phẩm: Điểm khác biệt cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai so với chiến tranh thế giới thứ nhất qua hai bức ảnh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS cả lớp quan sát hình ảnh về Chiến tranh thế giới thứ nhất (hình ảnh phần Dẫn nhập SGK Lịch sử Địa lí 8 – Chân trời sáng tạo) và Chiến tranh thế giới thứ hai (Tư liệu 4.1, SGK tr.21).

Người lính Ma-rốc thuộc quân đội Pháp trong chiến hào ở Véc-đoong – Trận địa chiến khốc liệt và đẫm máu của

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Khu vực dân cư gần nhà thờ Xanh Pôn, Luân Đôn trong trận oanh tạc của

máy bay Đức vào ngày 29/12/1940

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về điểm khác biệt cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai so với chiến tranh thế giới thứ nhất qua hai bức ảnh?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nhận xét điểm khác biệt cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai so với chiến tranh thế giới thứ nhất qua hai bức ảnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Điểm khác biệt cơ bản của Chiến tranh thế giới thứ hai so với chiến tranh thế giới thứ nhất qua hai bức ảnh: tính chất hủy diệt của Chiến tranh thế giới thứ hai, khi dân thường là mục tiêu tấn công của chủ nghĩa phát xít và trở thành nạn nhân trong hoạt động quân sự của các nước tham chiến.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tư liệu 4.1 ghi lại thời điểm thành phố Luân Đôn (Anh) bị máy bay Đức ném bom xuống các mục tiêu quân sự cũng như dân sự. Cả khu dân cư đông đúc gần nhà thờ Xanh Pôn chìm trong biển lửa. Vậy, vì sao nhân loại bị đẩy vào cuộc chiến khủng khiếp này? Cuộc chiến đã diễn ra như thế nào? Kết quả của nó tác động đến lịch sử thế giới ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 -1945)

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nguyên nhân bùng nổ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 4.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt, nêu vấn đề:

+ Năm 1919, Hòa ước Véc-xai được kí kết để kết thúc Chiến tranh thế giới thứ nhất và lập lại hòa bình. Hội Quốc liên cũng được thành lập để bảo vệ hòa bình thế giới.

+ Tuy nhiên chỉ sau 20 năm, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai lại bùng nổ (1939).

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 4.2, thông tin mục 1 SGK tr.22 và trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.22 để nắm được nguyên nhân Tổng thống Mỹ không quan tâm đến các vấn đề của châu Âu.

- GV cho HS xem video tóm tắt nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai:

https://www.youtube.com/watch?v=dwMyxzYLOn0

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS làm việc cặp đôi, suy nghĩ, thảo luận và cho biết: Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Điểm giống nhau về nguyên nhân bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Sự phát triển không đồng đều về kinh tế - chính trị.

+ Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nguồn cơn của chiến tranh thế giới thứ hai đến từ những nguyên do khác nhau ở những khu vực địa lý khác nhau. Cuộc chiến có sự tham gia của đại đa số các quốc gia trên thế giới, bao gồm tất cả các cường quốc - tạo thành hai liên minh quân sự đối lập.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguyên nhân bùng nổ

* Nguyên nhân sâu xa:

- Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa tiếp tục xảy ra giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933) làm mâu thuẫn thêm sâu sắc.

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản nỗ lực phát xít hóa bộ máy nhà nước, ý định gây chiến tranh, phân chia lại thế giới.

→ Xuất hiện 2 khối nước đối đầu nhưng có chung mâu thuẫn với Liên Xô:

Anh – Pháp – Mỹ.

Đức – I-ta-li-a – Nhật.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Chính sách đối ngoại thỏa hiệp, hèn nhát của châu Âu và Mỹ trong vấn đề đối phó với Đức:

+ Anh, Pháp: xoa dịu, dung dưỡng cho Hít-le.

+ Liên Xô: “không xâm phạm nhau”.

+ Mỹ: biệt lập, không can thiệp.

→ Hít-le sáp nhập Áo (1938), xâm chiếm Tiệp Khắc (1939), mưu đồ bá chủ châu Âu, tiêu diệt Liên Xô.

- Các nước tuyên chiến:

+ Ngày 1/9/1939: Đức tấn công Ba Lan.

+ Ngày 3/9/1939: Anh – Pháp tuyên chiến với Đức (bảo vệ Ba Lan).

→ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Tư liệu 1:

Người khổng lồ Hít-le bên cạnh các chính khách châu Âu nhượng bộ phát xít Đức (tranh biếm họa, 1938)

Quân Đức tấn công Ba Lan (9 – 1939)

https://www.youtube.com/watch?v=GTDRGcsg63M

Công cụ đánh giá: Bảng kiểm

Các nội dung trả lời

Đạt hoặc không đạt

HS đưa ra được chính sách ngoại giao dung dưỡng của Anh – Pháp – Mỹ với Đức – I-ta-li-a – Nhật Bản là một phần nguyên nhân sâu xa đưa đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

HS nêu được nguyên nhân sâu xa khác đưa đến bùng nổ chiến tranh.

 

HS nêu được nguyên nhân trực tiếp (duyên cớ cuộc chiến).

 

HS trình bày được việc khai thác tư liệu.

 

Hoạt động 2. Những diễn biến chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác tư liệu 4.3, 4.4, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.23, 24 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, 2: Trình bày những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, 2 của HS về những diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Giai đoạn 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939 – 1941)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (3 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2, 3: Tìm hiểu về Giai đoạn 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939 – 1941).

+ Nhóm 3, 4, 5: Tìm hiểu về Giai đoạn 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (1942 – 1945).

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể của Nhóm 1, 2, 3: Khai thác Lược đồ 4.3, thông tin mục 2a SGK tr.23 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

GIAI ĐOẠN 1. CHIẾN TRANH BÙNG NỔ VÀ LAN RỘNG RA TOÀN THẾ GIỚI (1939 – 1941)

Mặt trận phía Tây

Mặt trận phía Đông

Mặt trận Bắc Phi

Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét:…………………

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày diễn biến chủ yếu trong giai đoạn 1 của Chiến tranh thế giới thứ hai theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Chiến tranh lan rộng trên toàn bộ châu Âu, Bắc Phi và vùng châu Á – Thái Bình Dương.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Những diễn biến chính

a. Giai đoạn 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra toàn thế giới (1939 – 1941)

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

GIAI ĐOẠN 1. CHIẾN TRANH BÙNG NỔ

VÀ LAN RỘNG RA TOÀN THẾ GIỚI (1939 – 1941)

Mặt trận phía Tây

Mặt trận

phía Đông

Mặt trận

Bắc Phi

Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương

Quân đội Đức Quốc xã:

- Xâm chiếm các nước Hà Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Pháp, Đan Mạch, Na Uy trong 2 tháng (5, 6/1940).

- Mở cuộc tấn công vào Anh nhưng thất bại.

- Ngày 22/6/1941, Đức tấn công Liên Xô, thọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô, áp sát Mát-xcơ-va, bao vây Lê-nin-grát.

- Trận chiến khốc liệt nhất diễn ra ở thành phố Lê-nin-grat và ngoại ô Mát-xcơ-va.

Phát xít I-ta-li-a ồ ạt tấn công Ai Cập.

- Nhật Bản mở rộng xâm lược Trung Quốc, chiếm đóng toàn bộ vùng Đông Nam Á.

- Ngày 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ cho máy bay tấn công hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng ở Ha-oai. Mỹ từ bỏ chính sách biệt lập, bắt đầu tham chiến.

Nhận xét: Chiến tranh lan rộng trên toàn bộ châu Âu, Bắc Phi và vùng châu Á – Thái Bình Dương.

Nhiệm vụ 2: Giai đoạn 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết (1942 – 1945)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể của Nhóm 4, 5, 6: Khai thác Lược đồ 4.4, thông tin mục 2b SGK tr.23 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

GIAI ĐOẠN 2. QUÂN ĐỒNG MINH PHẢN CÔNG, CHIẾN TRANH KẾT THÚC (1942 – 1945)

 

Mặt trận Bắc Phi

Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương

 

Mặt trận phía Tây

Mặt trận phía Đông

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm hình ảnh và hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.24 để tìm hiểu về cuộc đổ bộ Nooc-măng-đi.

Quân Đồng minh đổ bộ tấn công Nooc-măng-đi (Pháp)

- GV mở rộng, cho HS xem video về toàn cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai:

https://www.youtube.com/watch?v=G4b94C0r1jY

https://www.youtube.com/watch?v=MSn__Cmz0R4&t=112s

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày diễn biến chủ yếu trong giai đoạn 2 của Chiến tranh thế giới thứ hai theo Phiếu học tập số 2.

- GV yêu cầu các HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận theo Phiếu học tập số 2.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

b. Giai đoạn 2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết (1942 – 1945)

Kết quả Phiếu học tập số 2 đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

GIAI ĐOẠN 2. QUÂN ĐỒNG MINH PHẢN CÔNG,

 CHIẾN TRANH KẾT THÚC (1942 – 1945)

 

Mặt trận Bắc Phi

Mặt trận châu Á – Thái Bình Dương

Ngày 1/1/1942, tại Oa-sinh-tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mỹ, Anh) đã kí bản Tuyên ngôn Liên hợp quốc chống chủ nghĩa phát xít. Khối Đồng minh chính thức ra đời.

Mặt trận phía Tây

Mặt trận phía Đông

Giữa năm 19434, quân Đức và I-ta-li-a thua phe Đồng minh ở mặt trận Bắc Phi.

- Sau trận Mít-uây vào tháng 6/1942, Nhật Bản liên tục thua trận.

- Trong ngày 6, 8/1945, Mỹ thả 2 quả bom nguyên tử xuống thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.

- Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật.

- Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật Bản chấp nhận.

- Năm 1943, Mút-xô-li-ni lật đổ I-ta-li-a.

- Ngày 6/6/1944: liên quân Anh, Mỹ đổ bộ lên bãi biển Nooc-măng-đi mở ra mặt trận thứ hai ở Tây Âu, kết hợp với Liên Xô ở mặt trận phía đông tấn công Đức, giải phóng Pháp.

- Ngày 30/4/1954: Hồng quân Liên Xô tiến vào Béc-lin, cắm cờ trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức.

- Ngày 9/5/1945: Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

- Chiến thắng Xta-lin-grát.

- Liên Xô và phe Đồng minh bắt đầu chuyển sang thế tấn công quân phát xít trên khắp các mặt trận.

Công cụ đánh giá: Bảng tiêu chí Ru-bích

Tiêu chí/Mức độ

Mức 1 (3 – 4)

Mức 2 (5 – 7)

Mức 3 (8 – 10)

Nội dung (60%)

- HS hoàn thành bảng nhưng thông tin chưa chính xác.

- HS thuyết trình còn rụt rè, chưa tự tin.

(1,5 – 2).

- HS hoàn thành bảng, đúng thông tin.

- HS thuyết trình còn rụt rè, chưa thông tin.

(3 – 4,5).

- HS hoàn thành bảng, đúng thông tin.

- HS thuyết trình rành mạch, tự tin.

(5 – 6)

Khả năng làm việc nhóm (20%)

Không có bảng phân công, nhiều thành viên không làm.

(0)

Có bảng phân công, vẫn còn thành viên không làm.

(0,5)

Có bảng phân công, tất cả thành viên đều làm.

(1)

Hình thức sản phẩm (10%)

Trình bày không rõ ràng.

(0,5 – 0,75)

Trình bày rõ ràng nhưng chưa đẹp.

(1 – 1,5)

Trình bày rõ ràng, thẩm mĩ.

(1,75 – 2)

Thời gian (10%)

Quá thời giạn quy định 3 – 5 phút.

(0)

Vừa đúng thời gian.

(0,5)

Sớm hơn thời gian quy định.

(1)

Hoạt động 3. Hậu quả

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân tích được những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 4.5, 4.6, mục Em có biết, thông tin mục 3 SGK tr.24, 25 và trả lời câu hỏi: Hãy phân tích những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
  4. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 9 CTST Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai

Xem thêm giáo án khác