Soạn giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Lịch sử 9 Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: CHÂU Á TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (3.1 – 3.4), phần Em có biết để nhận thức về tình hình một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á trong những năm 1918 – 1945.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về các nhân vật lịch sử nổi bật của các nước châu Á trong những năm 1918 – 1945 để lựa chọn nhân vật ấn tượng và đánh giá về sự nghiệp hoặc quan điểm, đường lối thực hành sinh hoạt chính trị của nhân vật đó.
  1. Phẩm chất
  • Nhân ái: Thể hiện sự ủng hộ về tinh thần đấu tranh chống lại ách đô hộ của các nước châu Á.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.
  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai hiểu biết hơn, điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử.
  4. Sản phẩm: Cụm từ thích hợp cho các đoạn thông tin lịch sử.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS Ai hiểu biết hơn.

- GV nêu nhiệm vụ: Điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử.  

Đảng Cộng sản Nhật Bản

Phong trào Ngũ tứ

Phong trào Xô viết Nghệ  - Tĩnh

Đảng Quốc đại

  1. …………………là phong trào đấu tranh rộng lớn của sinh viên, học sinh, trí thức, công nhân, thị dân Trung Quốc.
  2. ………………… dưới sự lãnh đạo của Gan-đi đã động viên nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
  3. …………………là phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930 - 1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam.
  4. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Nhật Bản phát triển ổn định, Chính phủ thực hiện nhiều cải cách dân chủ. Năm 1922,……………………được thành lập và hoạt động công khai.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện lần lượt 4 HS điền cụm từ thích hợp vào các đoạn thông tin lịch sử.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

a. Phong trào Ngũ tứ

b. Đảng Quốc đại

c. Phong trào Xô viết Nghệ  - Tĩnh

d. Đảng Cộng sản Nhật Bản

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Phong trào Ngũ tứ, phong trào Xô viết Nghệ  - Tĩnh, Đảng Quốc đại là một trong những nét chính về trong phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á. Vậy, tình hình châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945.

Phong trào Ngũ tứ

Phong trào Xô viết Nghệ  - Tĩnh

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác tư liệu 3.1, 3.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.18 và trả lời câu hỏi: Xác định những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm khai thác tư liệu 3.1, 3.2, thông tin mục 1 SGK tr.18 và thực hiện nhiệm vụ: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

Tư liệu 3.1

Tư liệu 3.2

Cột A

Cột B

1. Từ năm 1918 – 1927

A. Nhật Bản tiến hành mở rộng xâm lược Trung Quốc.

2. Năm 1922

B. kinh tế khủng hoảng, quân đội giành được kiểm soát Chính phủ và chủ trương hoạt động xâm lược, bành trướng lãnh thổ các nước láng giềng.

3. Từ năm 1927 – 1931

4. Từ năm 1931 – 1939

C. ổn định về kinh tế và dân chủ trong sinh hoạt chính trị.

5. Năm 1940

D. Đảng cộng sản Nhật Bản được thành lập và hoạt động công khai.

6. Thông tin từ tư liệu 3.1

7. Thông tin từ tư liệu 3.2

E. công bố Thuyết Đại Đông Á, chuẩn bị xâm lược các nước Đông Nam Á.

- GV yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, dựa vào kết quả nối thông tin cột A và B, trả lời câu hỏi: Xác định những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

- GV cung cấp thêm một số hình ảnh về Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

 Tư liệu 1:

Một góc thành phố Hi-rô-si-ma sau khi bị ném bom nguyên tử (6/8/1945)

Thành phố Ô-xa-ca vào những năm 20 của thế kỉ XX

Quân Nhật kéo vào Mãn Châu (1931)

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.18 kết hợp liên hệ bài 2 để tìm hiểu về đặc trưng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

 

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu điểm giống nhau và điểm đặc trưng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản so với chủ nghĩa phát xít Đức – I-ta-li-a.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B:

1. C

2. D

3. B

4. A

5. E

6. A

7. A

- GV mời đại diện 1- 2 HS nêu những nét chính của tình hình Nhật Bản trong những năm 1918 – 1945.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Điểm giống nhau: đề cao chủ nghĩa dân tộc cực đoan và tham vọng bành trướng, xâm lược.

+ Điểm đặc trưng: giới quân phiệt không tạo ra lãnh tụ mới mà chọn Hoàng đế Nhật Bản (Thiên hoàng) trở thành biểu tượng quyền lực nhà nước, để nhận được sự ủng hộ của người dân trong nước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng trong thời gian ngắn, nhưng ngay sau đó rơi vào tình trạng khủng hoảng, đại suy thoái.

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai: Nhật Bản chiếm vùng Đông Bắc (Trung Quốc), xâm lược các nước Đông Nam Á.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

* Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Kinh tế phát triển ổn định. Đến năm 1927, có dấu hiệu khủng hoảng, rơi vào khủng hoảng kéo dài (năm 1930).

- Lực lượng quân đội chủ trương giải quyết tình trạng khó khăn:

+ Xâm lược.

+ Bành trướng.

* Trong Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Năm 1931 - 1932: chiếm đóng Đông Bắc (Trung Quốc), lập Mãn Châu Quốc.

- 7/1937: xâm lược toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc.

- Năm 1940: xâm lược các nước Đông Nam Á.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công cụ đánh giá: Thang đo (Các nhóm HS tự đánh giá)

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Số câu trả lời đúng.

 

Hoạt động 2. Phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 3.3 – 3.4, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.18 – 20, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:

- Hãy nêu những nét chính về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.

- Dựa vào tư liệu 3.4, hãy cho biết M. Gan-đi đã có hành động gì để của chống lại đạo luật hà khắc của thực dân Anh đối với người Ấn Độ? Tại sao có thể gọi hành động của ông là “bất bạo động”?

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, câu trả lời của HS về phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á.
  2. Tổ chức thực hiện:

 


=> Xem toàn bộ Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến Lịch sử 9 chân trời sáng tạo, giáo án Lịch sử 9 CTST Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến

Nếu giáo viên muốn tải file giáo án, tài liệu

-------

Chat hỗ trợ - Nhấn vào đây - 0386 168 725

--------

Được hỗ trợ ngay và luôn

Xem thêm giáo án khác