Soạn giáo án KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 1)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 8 Bài tập (Chủ đề 1) sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI TẬP (CHỦ ĐỀ 1)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học của chủ đề 1.
  • Vận dụng kiến thức để áp dụng giải bài tập
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm về mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và công thức tính.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Hệ thống kiến thức đã học về chủ đề phản ứng hóa học.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học hoàn thành các bài tập chủ đề 1 trong SGK
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khơi gợi kiến thức đã học trong chủ đề 1; tạo tâm thế hứng thú cho học sinh.
  3. Nội dung: GV phát phiếu học tập, HS làm phiếu học tập
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thiện phiếu học tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành các nhóm, phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu các nhóm không sử dụng tài liệu và hoàn thành phiếu:

Họ tên:............................................................

Lớp:............

PHIẾU HỌC TẬP

1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

- Biến đổi vật lí là..........................................................................................................

.......................................................................................................................................

- Biến đổi hóa học là.....................................................................................................

.......................................................................................................................................

2. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

- Phản ứng hóa học là....................................................................................................

- Phản ứng tỏa nhiệt là ..................................................................................................

- Phản ứng thu nhiệt là..................................................................................................

3. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

- Định luật bảo toàn khối lượng: ..................................................................................

.......................................................................................................................................

- Phương trình hóa học là .............................................................................................

.......................................................................................................................................

- Các bước lập phương trình hóa học:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

4. Mol và tỉ khối của chất khí

- Khối lượng mol (kí hiệu là.......).................................................................................

.......................................................................................................................................

- Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và khối lượng (m):

.......................................................................................................................................

- Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện chuẩn:

.......................................................................................................................................

- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:

.......................................................................................................................................

5. Tính theo phương trình hóa học

- Các bước tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

- Hiệu suất phản ứng là tỉ..............................................................................................

.......................................................................................................................................

6. Nồng độ dung dịch

- Dung dịch là ...............................................................................................................

- Độ tan (kí hiệu là ......)................................................................................................

.......................................................................................................................................

- Nồng độ phần trăm (kí hiệu là .....) ............................................................................

.......................................................................................................................................

Công thức tính nồng độ phần trăm: ..............................................................................

- Nồng độ mol (kí hiệu là .....).......................................................................................

Công thức tính nồng độ mol:.........................................................................................

7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

- Tốc độ phản ứng là ....................................................................................................

.......................................................................................................................................

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, thảo luận hoàn thành phiếu học tập.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Mỗi phần, GV mời đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét.

Đáp án Phiếu học tập

  1. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học

- Biến đổi vật lí là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, hình dạng, kích thước,... nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

- Biến đổi hóa học là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác

  1. Phản ứng hóa học và năng lượng của phản ứng hóa học

- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng thu vào năng lượng dưới dạng nhiệt

  1. Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

- Định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất phản ứng

- Phương trình hóa học là cách thức biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học của các chất phản ứng và các chất sản phẩm

- Các bước lập phương trình hóa học:

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử của các chất phản ứng và các chất sản phẩm

Bước 3: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố

Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình

  1. Mol và tỉ khối của chất khí

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

- Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và khối lượng (m):

 (mol)

- Công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích của chất khí (V) ở điều kiện chuẩn:

 (mol)

- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B:

  1. Tính theo phương trình hóa học

- Các bước tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hóa học:

Bước 1: Viết phương trình hóa học của phản ứng

Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích

Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học và số mol chất đã biết để tìm số mol của các chất phản ứng hoặc chất sản phẩm khác

Bước 4: Tính khối lượng hoặc thể tích của các chất cần tìm

- Hiệu suất phản ứng là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết

  1. Nồng độ dung dịch

- Dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của chất tan và dung môi

- Độ tan (kí hiệu là S) của một chất trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 g nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ, áp suất xác định

- Nồng độ phần trăm (kí hiệu là C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch

Công thức tính nồng độ phần trăm:

- Nồng độ mol (kí hiệu là ) của một dung dịch là số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch

Công thức tính nồng độ mol:

  1. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

- Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hóa học

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

+ Diện tích bề mặt tiếp xúc càng lớn, tốc độ phản ứng càng nhanh

+ Nhiệt độ tăng, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn

+ Nồng độ các chất phản ứng càng cao, tốc độ phản ứng càng nhanh

+ Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng

+ Chất ức chế làm giảm tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về lượng và chất sau phản ứng


=> Xem toàn bộ Giáo án KHTN 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 1), Giáo án word KHTN 8 cánh diều, Tải giáo án trọn bộ KHTN 8 cánh diều Bài tập (Chủ đề 1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác