Soạn giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 31: Thực hành máu và hệ tuần hoàn

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án KHTN 8 Bài 31: Thực hành máu và hệ tuần hoàn sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 31. THỰC HÀNH VỀ MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.
  • Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi người bị tai biến, đột quỵ.
  • Thực hiện được các bước đo huyết áp.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Có tinh thần chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin về cách sử dụng các dụng cụ thực hành trong bài và cách tiến hành các thao tác sơ cứu và đo huyết áp.
  • Trách nhiệm: Có ý thức hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ được phân công.
  • Trung thực: có thái độ trung thực trong theo dõi và báo cáo kết quả thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video về thực hành sơ cứu cầm máu, đột quỵ, đo huyết áp.
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Dụng cụ: bông, gạc, băng thun (hoặc dây garo), băng dán y tế, kéo, máy đo huyết áp điện tử.
  • Hóa chất: cồn sát trùng hoặc nước muối sinh lí.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Hướng dẫn trả lời câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV giới thiệu bài thực hành, yêu cầu kiểm tra dụng cụ, hóa chất trong bài thực hành.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS kiểm tra dụng cụ, hóa chất được giao về chuẩn bị trước.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh báo cáo kết quả chuẩn bị.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

  • Sau khi HS kiểm tra xong, GV cho HS biết tiêu chí đánh giá thực hành: Sự chuẩn bị dụng cụ, hóa chất thực hành; Kĩ năng thực hành; Báo cáo kết quả thực hành.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Thực hành sơ cứu cầm máu

  1. Mục tiêu: Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị chảy máu, băng bó vết thương khi bị chảy nhiều máu.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, quan sát hướng dẫn, nghiên cứu SGK, ghi lại các bước tiến hành chính và thực hành thí nghiệm, báo cáo thực hành và trả lời câu hỏi mục I.3 trang 149 SGK.
  3. Sản phẩm: Kết quả băng bó và Hướng dẫn trả lời câu hỏi mục I.3 trang 149 SGK.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (3 – 4 HS) để tiến hành thực hành.

- GV tổ chức dạy học thực hành theo các bước:

+ Giới thiệu, dẫn dắt đến cơ sở lí thuyết

+ Giới thiệu phương tiện, hình ảnh, nội dung các bước tiến hành.

+ Hướng dẫn HS xem video và ghi lại các bước tiến hành chính

https://www.youtube.com/watch?v=2xbv3N2qtDc

+ Yêu cầu HS thực hiện thực hành theo nhóm.

+ Quan sát HS thực hành và hướng dẫn khi cần thiết.

+ Yêu cầu HS nhận xét sản phẩm băng bó của nhóm mình và các bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các bước tiến hành và thực hiện thực hiện thực hành.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả băng bó và trả lời câu hỏi mục I.3 trang 149 SGK.

- HS nhận xét kết quả băng bó của bản thân và các bạn trong nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá kết quả băng bó của HS theo rubric đính kèm dưới hoạt động 1.

I. Sơ cứu cầm máu

1. Cơ sở lý thuyết

Mỗi dạng mạch máu khi bị tổn thương có đặc điểm chảy máu khác nhau:

- Ở động mạch à máu chảy nhiều, tốc độ nhanh, có thể thành tia máu.

- Ở tĩnh mạch à máu chảy nhiều, tốc độ máu chảy chậm hơn so với tổn thương động mạch.

- Ở mao mạch à máu sẽ chảy ít, chậm.

=> Tùy dạng chảy máu mà có các cách xử lí khác nhau.

2. Các bước tiến hành

Chuẩn bị: bông, gạc, băng cuộn, băng thun (hoặc dây garo), băng dán y tế, kéo, cồn sát trùng (hoặc nước muối sinh lí).

Bước 1: Phân loại dạng chảy máu.

Bước 2: Thực hiện các bước sơ cứu để cầm máu với từng loại tổn thương:

- Sơ cứu chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:

+ Dùng bông, gạc bịt chặt vết thương tới khi máu ngừng chảy.

+ Sát trùng vết thương bằng cồn 70% hoặc làm sạch vết thương bằng nước muối sinh lí hoặc nước sạch.

+ Đặt tấm gạc sạch lên vết thương rồi băng kín vết thương bằng băng cuộn. Nếu vết thương nhỏ có thể sử dụng băng dán y tế.

- Sơ cứu chảy máu động mạch: tùy từng vị trí động mạch mà có biện pháp sơ cứu phù hợp.

Hai biện pháp phổ biến gốm:

+ Biện pháp ấn động mạch ở vị trí tổn thương: dùng tay ấn chặt vào động mạch à máu ngừng chảy.

+ Biện pháp garo: dùng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới vết thương (áp dụng đối với vết thương ở phần tay và chân).

 * Vị tri đặt garo: phía trên vết thương khoang 5 cm.

 * Đặt gạc lót ở chỗ định đặt garo.

 * Đặt dây garo (hoặc băng thun) và siết chặt dần đến khi máu ngừng chảy thì cố dịnh lại dây (hoặc băng thun). Nếu không có dây garo hoặc băng thun thì có thể dùng dây vải sạch có chiều rộng khoảng 4 – 5cm và 1 thanh gỗ hoặc thân bút bi thay thế.

 * Băng kín vết thương bằng gạc và băng cuộn.

 * Đưa ngay người bị thương đến cơ sở y tế gần nhất.

 

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

+ Vì tốc độ máu chảy và lượng máu ở mỗi mạch máu là khác nhau, do đó khi bị tổn thương, mỗi dạng mạch máu có đặc điểm chảy máu khác nhau.

+ Vì máu chảy trong hệ tuần hoàn là một chiều từ tim đến động mạch, đến mao mạch, tĩnh mạch rồi quay trở lại tim. Khi bị thương ở động mạch, việc đặt garo phía trên vết thương sẽ làm giảm/dừng dòng máu từ tim đến vị trí động mạch bị tổn thương nên giảm mất máu.

 

Rubric đánh giá sản phẩm băng bó

Tiêu chí

Mức độ 1

(0 điểm)

Mức độ 2

(5 điểm)

Mức độ 3

(10 điểm)

1. Sự chuẩn bị nguyên/ vật liệu

Chuẩn bị thiếu.

Chuẩn bị đủ nhưng lộn xộn

Chuẩn bị đủ, sắp xếp theo trật tự dễ sử dụng trong quá trình băng bó.

2. Cách sơ cứu chảy máu mao mạch và tĩnh mạch

- Thực hiện không đầy đủ các bước.

- Đặt băng/gạc y tế lệch vị trí.

- Băng vết thương không kín.

- Thực hiện đầy đủ các bước.

- Đặt băng/gạc y tế hơi lệch vị trí.

- Băng vết thương không kín.

- Thực hiện đầy đủ các bước.

- Đặt băng/gạc y tế đúng vị trí.

- Băng vết thương kín, đẹp.

3. Sơ cứu chảy máu động mạch

- Thực hiện không đầy đủ các bước.

- Đặt băng/gạc y tế lệch vị trí.

- Băng vết thương không kín.

- Thực hiện đầy đủ các bước.

- Đặt gạc, dây garo lệch vị trí.

- Băng không kín vết thương.

- Thực hiện đầy đủ các bước.

- Đặt gạc, dây garo đúng vị trí.

- Băng kín vết thương.

Hoạt động 2: Thực hành cấp cứu người bị đột quỵ

  1. Mục tiêu: Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu người bị tai biến, đột quỵ.
  2. Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, quan sát hướng dẫn, nghiên cứu SGK, ghi lại các bước tiến hành chính và thực hành thí nghiệm, báo cáo thực hành và trả lời câu hỏi mục II.3 trang 151 SGK.
  3. Sản phẩm: Kết quả cấp cứu người bị đột quỵ và Hướng dẫn trả lời câu hỏi mục II.3 trang 151 SGK.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Cho biết cơ sở lí thuyết của đột quỵ là gì?

- GV hướng dẫn HS quan sát video và ghi lại các bước tiến hành chính

https://www.youtube.com/watch?v=jqMnPikXR7w

- GV yêu cầu HS thực hiện thực hành theo nhóm, quan sát và hướng dẫn khi cần thiết.

- GV yêu cầu HS nhận xét tư thế hồi sức của nhóm mình và các bạn và trả lời câu hỏi mục II.3 trang 151 SGK.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghiên cứu cơ sở lý thuyết, các bước tiến hành và thực hiện thực hiện thực hành.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả băng bó và trả lời câu hỏi mục II.3 trang 151 SGK.

- HS nhận xét kết quả sơ cứu người bị đột quỵ của bản thân và các bạn trong nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá kết quả sơ cứu người bị đột quỵ của HS theo rubric đính kèm dưới hoạt động 2.

II. Cấp cứu người bị đột quỵ

1. Cơ sở lý thuyết

- Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể. Vì thế lúc này cần hạn chế tối đa sự vận động của bệnh nhân.

- Các dấu hiệu đột quỵ có thể bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động; thị lực giảm, nhìn mờ; đau đầu dữ dội, cơ đau đầu đến rất nhanh, có thể buồn nôn hoặc nôn…

2. Các bước tiến hành

Bước 1: Gọi điện thoại cấp cứu (số máy 115).

Bước 2: Đặt người bệnh nằm nghiên ở tư thế hồi sức.

- Quỳ xuống một bên của người bệnh. Đưa tay người bệnh ở tư thế vuông góc.

- Kéo tay đối diện của người bệnh đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài.

- Kéo chân của người bệnh co lên, để lòng bàn chân tiếp xúc với mặt đất. Giữ tư thế đó và kéo người bệnh quay vào phía bạn.

- Hoàn thành tư thế hồi sức.

Bước 3: Gọi thêm 2 – 3 người hỗ trợ đưa người bệnh lên cáng cứu thương. Di chuyển người bệnh nhẹ nhàng, không gây chấn động, chú ý nâng đầu người bệnh cao hơn chân.

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

+ Cần phải để người bệnh nằm nghiêng ở tư thế hồi sức vì tư thế đó đảm bảo được sự lưu thông đường hô hấp, giúp lưỡi không bị tụt về phía sau gây tắc nghẽn đường thở và tránh sặc chất nôn vào đường thở.

+ Vì lúc này các mạch máu não của người bệnh có thể bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ, do đó, nếu gây chấn động mạnh đặc biệt phần đầu sẽ gây tăng nguy cơ chảy máu thêm và làm bệnh tiến triển nặng hơn.


=> Xem toàn bộ Giáo án KHTN 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án KHTN 8 cánh diều Bài 31 Thực hành máu và hệ tuần hoàn, Giáo án word KHTN 8 cánh diều, Tải giáo án trọn bộ KHTN 8 cánh diều Bài 31 Thực hành máu và hệ tuần hoàn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác