Soạn giáo án điện tử Tiếng Việt 5 CTST bài 7: Luyện tập sử dụng từ ngữ
Giáo án powerpoint tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 7: Luyện tập sử dụng từ ngữ. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử tiếng Việt 5 chân trời này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
TIẾT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - LUYỆN TẬP VỀ TỪ NGỮ
- Khi sử dụng từ ngữ cần chú ý điều gì?
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Đôi mắt Bác rất sáng suốt.
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Dế Mèn rất sĩ diện với vóc dáng của mình.
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Nói năng của nó rất được lòng mọi người.
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Các chiến sĩ đã mất rất anh dũng trong trận chiến mùa thu năm ấy.
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Quyển sách này Lan được bạn biếu trong dịp sinh nhật.
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Phụ mẫu tôi sẽ rất vui nếu biết rằng tôi đã nhận được học bổng du học.
- Trong câu sau từ nào dùng sai: Chuyện không có gì to tác nhưng nó cứ thích làm ầm lên.
- Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển?
A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.
B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.
C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.
D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
- Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?
A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.
C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.
D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.
- Từ ăn trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc?
A. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
B. Cứ chiều chiều Vũ lại nghe thấy tiếng còi tàu vào cảng ăn hàng.
C. Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi lại cùng nhau ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
D. Chiếc xe đạp này, ăn phanh thật đấy.
- Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?
A. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
B. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
C. Nhân công, nhân chứng, chđ nhân.
D. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.
- Dòng nào chỉ các từ đồng nghĩa:
A. Biểu đạt, diễn tả, lựa chọn, đông đúc
B. Diễn tả, tấp nập, nhộn nhịp, biểu thị.
C. Biểu đạt, bày tỏ, trình bày, giãi bày.
D. Chọn lọc, trình bày, sàng lọc, kén chọn.
- Nhóm từ nào đồng nghĩa với từ “hoà bình” ?
A. Thái bình, thanh thản, lặng yên.
B. Bình yên, thái bình, hiền hoà.
C. Thái bình, bình thản, yên tĩnh.
D. Bình yên, thái bình, thanh bình.
=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử tiếng việt 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint tiếng Việt 5 chân trời bài 7: Luyện tập sử dụng từ ngữ, Giáo án điện tử bài 7: Luyện tập sử dụng từ ngữ tiếng Việt 5 chân trời, Giáo án PPT tiếng Việt 5 CTST bài 7: Luyện tập sử dụng từ ngữ