Soạn giáo án điện tử Tiếng Việt 5 CTST bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa

Giáo án powerpoint tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa. Giáo án PPT soạn theo tiêu chí hiện đại, đẹp mắt với nhiều hình ảnh, nội dung, hoạt động phong phú, sáng tạo. Giáo án điện tử tiếng Việt 5 chân trời này dùng để giảng dạy online hoặc trình chiếu. Giáo án tải về, chỉnh sửa được và không lỗi font. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Còn nữa....Giáo án khi tải về là bản đầy đủ. Có full siles bài giảng!


Nội dung giáo án

TIẾT: LUYỆN TỪ VÀ CÂU - LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA VÀ TỪ ĐA 

  • Từ đồng nghĩa là gì?
  • Từ đa nghĩa là gì?
  • Từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa có đặc điểm gì giống và khác nhau?
  • Làm thế nào để phân biệt từ đồng nghĩa và từ đa nghĩa?

Bài 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của những từ đồng nghĩa (được gạch chân) trong các dòng thơ sau:

a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao. (Nguyễn Khuyến)

b. Tháng Tám mùa thu xanh thắm. (Tố Hữu)

c. Một vùng cỏ mọc xanh rì. (Nguyễn Du)

d. Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc. (Chế Lan Viên)

e. Suối dài xanh mướt nương ngô. (Tố Hữu)

Bài 2: Trong mỗi nhóm từ dưới đây, từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại:

a) Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, giang sơn, sông núi, nước nhà, non sông, nước non, non nước.

b) Quê hương, quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán, quê mùa, quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn.

Bài 3: Tìm từ lạc trong dãy từ sau và đặt tên cho nhóm từ còn lại:

a) Thợ cấy, thợ cày, thợ rèn, thợ gặt, nhà nông, lão nông, nông dân.

b) Thợ điện, thợ cơ khí, thợ thủ công, thủ công nghiệp, thợ hàn, thợ mộc, thợ nề, thợ nguội.

Bài 4: Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh từng câu dưới đây:

a) Câu văn cần được (đẽo, gọt, gọt giũa, vót, bào) cho trong sáng và súc tích

b) Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (đỏ au, đỏ bừng, đỏ đắn, đỏ hoe, đỏ gay, đỏ chói, đỏ quạch, đỏ tía, đỏ ửng).

c) Dòng sông chảy rất (hiền hoà, hiền lành, hiền từ, hiền hậu) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bài 5: Trong các câu sau đây câu nào từ miệng được dùng với nghĩa chuyển? 

A. Cô bé có khuôn miệng nhỏ nhắn, xinh xắn.

B. Đừng có mà suốt ngày chỉ biết “há miệng chờ sung” như thế.

C. Đàn ông miệng rộng thì sang, đàn bà miệng rộng tan hoang cửa nhà.

D. Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.

Bài 6: Trong các câu sau câu nào từ lưỡi được dùng với nghĩa gốc?

A. Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.

B. Lưỡi rìu vung lên chỉ ba nhát là cái cây đã đổ ầm xuống đất.

C. Khi làm vệ sinh cá nhân buổi sáng, đánh răng xong đừng quên vệ sinh lưỡi.

D. Bất thình lình một lưỡi gươm chĩa ngay về phía anh ấy.

Bài 7: Dùng các từ dưới đây để đặt câu (một câu theo nghĩa gốc, một câu theo nghĩa chuyển): nhà, đi, ngọt.

Bài 8: Cho các từ ngữ sau:

Đánh trống, đánh giày, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a) Xếp các từ ngữ trên theo các nhóm có từ đánh cùng nghĩa với nhau.

b) Hãy nêu nghĩa của từ đánh trong từng nhóm từ ngữ đã phân loại nói trên

 


=> Xem toàn bộ Bài giảng điện tử tiếng việt 5 chân trời sáng tạo

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án powerpoint tiếng Việt 5 chân trời bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa, Giáo án điện tử bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa tiếng Việt 5 chân trời, Giáo án PPT tiếng Việt 5 CTST bài 4: Luyện tập về từ đồng nghĩa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác