Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 - Cánh diều. Giáo án dạy thêm là giáo án ôn tập và củng cố kiến thức bài học cho học sinh. Phần này dành cho giáo viên dạy vào buổi chiều hoặc các buổi dạy tăng cường. Một số nơi gọi là giáo án buổi 2, giáo án buổi chiều. Hi vọng, giáo án mang tới sự hữu ích cho thầy cô dạy Tiếng Việt 5 cánh diều.
.....
=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Đầy đủ Giáo án toán tiểu học cánh diều
- Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 5 cánh diều
- Giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 mới năm 2024 cánh diều
- Bài giảng điện tử Toán 5 cánh diều
- Giáo án dạy thêm toán 5 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án Toán 5 mới năm 2024 cánh diều
- Giáo án dạy thêm toán 4 mới năm 2023 cánh diều
- Bài giảng điện tử toán 4 cánh diều
- Giáo án toán 4 mới năm 2023 cánh diều
- Tải GA dạy thêm toán 3 cánh diều
- Bài giảng Powerpoint toán 3 cánh diều
- Tải GA word toán 3 cánh diều
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 1: TRẺ EM NHƯ BÚP TRÊN CÀNH
ÔN TẬP BÀI 1
Bài đọc 4: Tôi học chữ
Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Tôi học chữ.
- Nhận diện và biết sử dụng từ đồng nghĩa.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Phẩm chất:
- Bồi dưỡng tình yêu thương, biết đồng cảm, thấu hiểu và sẻ chia.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với lứa tuổi học sinh.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5, VBT Tiếng Việt 5.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
- Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video “Học sinh vùng cao vượt rét tới trường” và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về con đường tới lớp của các bạn nhỏ vùng cao? https://www.youtube.com/watch?v=8RR1Od80IMk (0:06 – 2:20) - GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV gợi ý: Con đường tới lớp của các bạn nhỏ vùng cao vô cùng khó khăn, vất vả, đường xa cùng với địa hình đồi núi dốc, thời tiết lại khắc nghiệt nhưng các em vẫn rất nỗ lực và kiên trì vượt qua những trở ngại để tới được lớp, gặt lấy con chữ để có một tương lai tốt đẹp hơn… - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 1 – Ôn tập Bài 1: + Bài đọc 4: Tôi học chữ. + Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Tôi học chữ. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Tôi học chữ với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; đọc phân biệt giọng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, thể hiện được sự ngây ngô, hồn nhiên của A Phin, sự dịu dàng, kiên nhẫn của bà, của mẹ khi giải thích cho A Phin hiểu về sự quan trọng của việc học chữ,… b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 6 HS luyện đọc phân vai theo các nhân vật: bà nội, A Phin, mẹ, bà Thẻn, người chú và một người dẫn chuyện. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Từ đồng nghĩa là gì? + Có lưu ý gì về từ đồng nghĩa? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Tôi học chữ. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Tôi học chữ, hiểu ý nghĩa bài đọc. Ôn tập lại định nghĩa từ đồng nghĩa và tự tìm kiếm các ví dụ về từ đồng nghĩa. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm.
- HS trả lời. + Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. + Khi dùng từ đồng nghĩa, ta cần cân nhắc để lựa chọn được từ phù hợp.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: - Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn ý tưởng cho buổi dã ngoại tiếp theo. - Anh ấy là chân sút chủ lực của đội bóng vì đôi chân của anh ấy rất khéo léo và nhanh nhẹn. Bài 2: Đoạn văn có những từ đồng nghĩa sau: Tổ quốc, quê hương, đất nước, non sông. Bài 3: a. Trung thực. b. Hạnh phúc. c. Cần cù. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:............. Họ và tên HS:...................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ÔN TẬP BÀI 1 Bài đọc 4: Tôi học chữ Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Bố đi bộ đội khi A Phin mấy tuổi? A. Sáu tuổi. B. Bốn tuổi. C. Bảy tuổi. D. Năm tuổi. Câu 2: Trước khi đi bộ đội, bố A Phin trồng cây gì? A. Cây đào. B. Cây mận. C. Cây bưởi. D. Cây ổi. Câu 3: Vì sao mẹ cho rằng A Phin nên đi học chữ? A. Vì đi học chữ ấm vào bụng. B. Vì đi học chữ sẽ giàu có. C. Vì đi học chữ sẽ khiến mẹ và bà tự hào. D. Vì đi học chữ vào đầu cho nó khôn ra. Câu 4: Khi nhớ bố, A Phin thường làm gì? A. Viết thư gửi bố. B. Kể chuyện cho bố nghe. C. Đọc sách ở dưới gốc bưởi. D. Đến chiến khu thăm bố. Câu 5: Trong bức thư bố gửi, vì sao A Phin nhớ nhất đoạn: “Các con ở nhà phải ngoan, chăm học chữ, giúp bà, giúp mẹ làm nương. Ngày chiến thắng đang đến gần, bố sẽ trở về...”. A. Vì bố khen A Phin giỏi. B. Vì bố sắp trở về, A Phin và gia đình sắp được đoàn tụ với bố. C. Vì bố dặn dò A Phin rất kĩ lưỡng. D. Vì bố ngầm hứa sẽ mang quà về cho A Phin. PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa (gạch chân dưới các từ đồng nghĩa đó). Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây: Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc… Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau: a) Thầy giáo của em là người nổi tiếng hiền lành, thật thà. b) Thầy Ba rất sung sướng vì vừa trúng một tờ vé số. c) Thầy cô luôn dặn dò chúng em phải chăm chỉ học tập mỗi ngày. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 5 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 5 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 5 chân trời sáng tạo