Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 CD Bài 6: Hoàng tử học nghề, Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết)
Soạn chi tiết đầy đủ Bài 6: Hoàng tử học nghề, Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết) giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP BÀI 3
Bài đọc: Hoàng tử học nghề
Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Hoàng tử học nghề.
- Nắm được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về phần Viết).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Nắm được cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc.
3. Phẩm chất:
- Yêu lao động, có thái độ trân trọng giá trị của lao động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 cánh diều, VBT Tiếng Việt 5 cánh diều.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập số 1.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi và trả lời: Em hãy chia sẻ những điều em biết về nghề nghiệp mà em yêu thích? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS: Em rất kính trọng bác sĩ. Công việc của họ rất ý nghĩa. Hằng ngày, họ sẽ làm việc ở bệnh viện, trung tâm y tế hoặc phòng khám. Công việc là khám, chữa bệnh cho bệnh nhân. Thỉnh thoảng, họ sẽ phải ở lại bệnh viện để trực. Bác sĩ cần có chuyên môn cao, tay nghề giỏi và tấm lòng yêu thương người bệnh. Ước mơ của em là trở thành một bác sĩ. Em sẽ cố gắng để thực hiện được ước mơ này. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 6 – Ôn tập Bài 3: + Bài đọc: Hoàng tử học nghề. + Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc (Thực hành viết). B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Hoàng tử học nghề a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài đọc Hoàng tử học nghề với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; giọng của hoàng tử thì tha thiết, tình cảm; giọng của sứ giả ngạc nhiên. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.
- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được những lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Nêu những lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Hoàng tử học nghề. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài.
Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Hoàng tử học nghề, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Hoàn thành đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Những lưu ý khi viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc: + Dựa vào các ý đã nêu ở tiết học trước để viết nhưng có thể bổ sung một số ý hoặc thay đổi cách sắp xếp ý cho phù hợp hơn. + Câu mở đoạn cần nêu được ý khái quát, các câu tiếp theo phát triển ý của câu mở đoạn. Chú ý sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí. + Thể hiện tình cảm, cảm xúc, ấn tượng sâu sắc của em về sự việc (hoặc câu chuyện, bài thơ). + Viết xong, đọc lại, sửa các lỗi về cấu tạo và nội dung đoạn văn, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,… - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. Câu 1: Câu chuyện "Hoàng tử học nghề" mang đến cho em nhiều cảm xúc và suy ngẫm sâu sắc. Qua hình ảnh của hoàng tử, em nhận thấy rằng dù ở vị trí nào trong xã hội thì mỗi cong việc đều được tôn trọng. Điều này khiến em nhận ra rằng, trong cuộc sống, dù bất cứ nghề nghiệp nào cũng đều quý, đều giúp ta có những bài học sâu sắc. Em cảm thấy khâm phục và cảm động trước sự quyết tâm của hoàng tử, và từ đó, em cũng muốn áp dụng tinh thần đó vào cuộc sống của mình, không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Câu 2: a) Bởi vì không thích nghe tiếng thác nên nhà vua đã hạ lệnh cho quân lính bắt dân làng phải phá đá cho thác nước xuôi êm, dập tắt tiếng thác reo, cho yên giấc ngủ của vua. Vì thế mà hàng trăm nhà bị đốt phá, hàng ngàn trâu bò, lợn gà bị giết thịt. Biết bao người đã chết vì roi đòn, vì đói, vì đá rơi, xác họ bị vứt xuống nơi thác đổ. Nước căm giận trào lên, sủi bọt đỏ ngầu máu. b) Chàng Đam Bơ-ri đã vượt băng qua sông suối để kịp cứu dân làng. Khi bị quân lính phát hiện chàng đã khiến chúng sợ hãi vì tưởng chàng là một vị thần. Nhưng quân lính đông như kiến, một mình chàng chống cự không xuể. Cuối cùng chúng hò nhau lấy dây sắt trói chàng lại, chất củi đốt. Chàng xông tới đám quân lính, dang rộng hai tay ôm chặt lấy chúng. Kẻ thù cháy bùng lên như mồi lửa. Chàng ôm cả nhà cửa, thành quách, lâu đài. Cả kinh đô nước Prum chìm trong biển lửa. c) Nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự dũng cảm và chính nghĩa của chàng Đam Bơ-ri và phê phán thói bạo ngược của vua Prum.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:..................... Họ và tên :.......................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ÔN TẬP BÀI 3 Bài đọc: Hoàng tử học nghề Viết: Luyện tập viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Câu chuyện Hoàng tử học nghề xuất xứ từ đâu? A. Truyện dân gian Trung Quốc. B. Truyện dân gian Ả Rập. C. Truyện dân gian Ba Tư. D. Truyện dân gian Ấn Độ. Câu 2: Câu chuyện Hoàng tử học nghề, hoàng tử đã học nghề gì? ……………. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án Bài 6: Hoàng tử học nghề, Luyện tập dạy thêm tiếng Việt 5 CTST, soạn giáo án dạy thêm Bài 6: Hoàng tử học nghề, Luyện tập tiếng Việt 5 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác