Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 CD Bài 5: Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1)

Soạn chi tiết đầy đủ Bài 5: Ôn tập giữa học kì I (Tiết 1) giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn:  …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 1: ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I

Luyện tập đọc hiểu văn bản

Luyện tập về từ đồng nghĩa

Luyện tập về dấu gạch ngang

Luyện tập mở rộng vốn từ: Học hành

Luyện tập về quy tắc viết tên riêng nước ngoài

Luyện tập về từ đa nghĩa

Luyện viết văn

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng và diễn cảm các văn bản truyện, thơ, văn bản miêu tả được học: nhấn giọng đúng từ ngữ, thể hiện được cảm xúc qua giọng đọc,… Tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng trong 1 phút. Đọc thầm, đọc lướt nhanh hơn lớp 4.
  • Đọc và hiểu văn bản, trả lời được những câu hỏi liên quan đến nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản. Tóm tắt được văn bản đã đọc, nêu được chủ đề của văn bản.
  • Ôn luyện về từ đồng nghĩa, dấu gạch ngang, từ đa nghĩa, quy tắc viết tên riêng nước ngoài và mở rộng vốn từ Học hành.
  • Nắm được cách viết các dạng bài văn đã học.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt và bài tập về phần Viết). 
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.

Năng lực văn học

  • Biết trân trọng những kí ức, kỉ niệm của tuổi thơ, biết cảm nhận những chi tiết văn học.

3. Phẩm chất: 

Bồi dưỡng phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên: 

- Giáo án, SHS Tiếng Việt 5 cánh diều, VBT Tiếng Việt 5 cánh diều.

- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).

- Phiếu học tập số 1.

2. Đối với học sinh: 

- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập.

b. Cách tiến hành

- GV ổn định lớp học.

- GV cho cả lớp cùng hát một bài sôi động tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào tiết học.

- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập:

+ Luyện tập đọc hiểu văn bản

+ Luyện tập về từ đồng nghĩa

+ Luyện tập về dấu gạch ngang

+ Luyện tập mở rộng vốn từ: Học hành

+ Luyện tập về quy tắc viết tên riêng nước ngoài

+ Luyện tập về từ đa nghĩa

+ Luyện viết văn

B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP

Hoạt động 1: Luyện đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa đầu học kì I. 

- Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa đầu học kì I.

- Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS ôn tập cá nhân/ theo nhóm các bài đã giao.

- GV yêu cầu HS phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- GV kiểm tra một số HS theo hình thức:

+ Mời ngẫu nhiên từng cá nhân đọc bài trước lớp.

+ HS đọc đoạn, bài (không nhất thiết phải đọc hết), HS trả lời câu hỏi đọc hiểu. 

- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm vững kiến thức cơ bản về:

- Từ đồng nghĩa.

- Dấu gạch ngang.

- Mở rộng vốn từ: Học hành.

- Quy tắc viết tên riêng nước ngoài. 

- Từ đa nghĩa

b. Cách tiến hành

- GV cho HS hoạt động nhóm 4, ôn lại kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, dấu gạch ngang, mở rộng vốn từ Học hành, quy tắc viết tên riêng nước ngoài, từ đa nghĩa.

- GV hệ thống lại kiến thức cho HS.

* Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau (ví dụ: bố, ba, cha,…) hoặc gần giống nhau (ví dụ: ăn, xơi, chén,…). Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết (ví dụ: hổ, cọp,...). Có những từ đồng nghĩa khi sử dụng cần có sự lựa chọn cho phù hợp (ví dụ: non sông, đất nước,...) 

* Dấu gạch ngang có thể được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu hoặc trong đoạn văn. Khi đánh dấu bộ phận chú thích hoặc giải thích, dấu gạch ngang được đặt ở giữa bộ phận ấy và bộ phận được chú thích, giải thích. 

* Quy tắc viết tên riêng nước ngoài: 

+ Khi viết tên riêng, tên địa lí nước ngoài, ta viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó. Nếu bộ phận tạo thành tên gồm nhiều tiếng thì cần viết dấu gạch nối giữa các tiếng. Các tiếng được nối viết liền với dấu gạch nối. 

+ Những tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm theo âm Hán Việt hoặc được dịch nghĩa sang tiếng Việt có cách viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam. 

* Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ đa nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. 

Hoạt động 3: Ôn tập phần viết

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được cấu tạo và cách viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học.

- Nắm được cách viết bài văn tả người. 

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

+  Bài văn tả người gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và bổ sung kiến thức. 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc đã cho; nội dung, ý nghĩa nghệ thuật của văn bản.

b. Cách tiến hành

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.

 

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. 

 

Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến các kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, dấu gạch ngang, quy tắc viết tên riêng nước ngoài, mở rộng vốn từ Học hành, từ đa nghĩa.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

………………..

 

 

 

 

- HS trật tự.

- Cả lớp cùng hát một bài.

 

- HS tập trung lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS ôn tập theo cá nhân/ theo nhóm.

 

- HS đọc bài trước lớp.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoạt động nhóm.

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS trả lời.

+ Cấu tạo của đoạn văn giới thiệu một nhân vật văn học có 3 phần: 

-) Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật. 

-) Thân đoạn: Nêu những đặc điểm nổi bật của nhân vật. 

-) Kết đoạn: Bày tỏ tình cảm của em đối với nhân vật . 

+ Cấu tạo của bài văn tả người gồm 3 phần: 

-) Mở bài: Giới thiệu người được tả. 

-) Thân bài: Tả ngoại hình và tả hoạt động, tính cách. 

-) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả. 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút).

- HS hoàn thành phần trắc nghiệm (20 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

C

D

C

- HS lắng nghe, chữa bài. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (30 phút).

- HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận:

Bài 1: 

Từ đồng nghĩa với các từ in đậm:

– nho nhỏ: be bé, nhỏ xíu, nhỏ nhắn.

– trông: nhìn, chờ, đợi.

– mênh mông: rộng lớn, thênh thang, rộng rãi.

Bài 2: 

a. Từ ấm

– Câu theo nghĩa 1: Trời hôm nay ấm hơn hôm qua. 

– Câu theo nghĩa 2: Gia đình luôn ở bên, mang lại cho em cảm giác rất ấm áp.

b. Từ lạnh

– Câu theo nghĩa 1: Bản tin dự báo thời tiết nói trời ngày mai lạnh cóng.

– Câu theo nghĩa 2: Hai người từ lâu đã trở nên lạnh nhạt với nhau.

Bài 3: 

- Nhóm 1(Chỉ những người không còn sống nữa, đã ngừng thở, tim ngừng đập): chết, hi sinh, toi mạng, quy tiên

- Nhóm 2 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại trên đường sắt): tàu hoả, xe lửa

- Nhóm 3 (Chỉ hoạt động đưa thức ăn vào miệng): ăn, xơi, ngốn, đớp

- Nhóm 4 (Chỉ hình dáng bé nhỏ hơn mức bình thường): nhỏ, bé, loắt choắt, bé bỏng

- Nhóm 5 (Chỉ một loại phương tiện giao thông đi lại bằng đường hàng không): máy bay, tàu bay, phi cơ

- Nhóm 6 (Chỉ những diện tích lớn hơn mức bình thường): rộng, rộng rãi, bao la, bát ngát, mênh mông

Bài 4: 

……………..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án tăng cường Tiếng Việt 5 Cánh diều

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án Bài 5: Ôn tập giữa học kì I dạy thêm tiếng Việt 5 CTST, soạn giáo án dạy thêm Bài 5: Ôn tập giữa học kì I tiếng Việt 5 cánh diều

Thông tin về tải giáo án, tài liệu:

  • Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
  • Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
  • Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học

Các tài liệu được nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word đủ kì I. Sau đó cập nhật liên tục để 30/01 có đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
  • Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án

Phí giáo án powerpoint dạy thêm:

  • Mức phí: 500k

-> Chỉ gửi trước 250k. Sau đó, gửi dần trong quá trình nhận

Cách Tải :

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Sẽ được hỗ trợ ngay tức thì.

 

Xem thêm giáo án khác

BÀI 5. ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I

TIẾT 1

Câu 1: Nam và An trở thành bạn của nhau trong hoàn cảnh nào?

Giải nhanh:

Cả hai cùng tham gia thi ý tưởng về chủ đề “Em yêu môi trường quê em” trong mục “Góc sáng tạo” của báo Thiếu niên Tiền phong.

Câu 2: Đối với Nam, chuyến về thăm quê bạn có gì đặc biệt?

Giải nhanh:

 Đây là lần đầu tiên bạn nhìn thấy biển, một cảnh đẹp vô cùng. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội tìm hiểu thêm về cuộc sống ở ven biển và tham gia vào các hoạt động như đi dọc triền cát, tìm ốc.

Câu 3: Mơ ước của hai bạn có gì giống nhau?

Giải nhanh:

Mơ ước của hai bạn đều liên quan đến việc bảo vệ và cải thiện môi trường. 

Câu 4: Tìm hai từ đồng nghĩa với mơ ước.

Giải nhanh:

“Uớc vọng” và “khát vọng”.

TIẾT 3

Câu 1: Tìm trong các đoạn văn sau những từ đồng nghĩa với mỗi từ in đậm:

a) Trước trận thi đấu với lớp 5A, đội trưởng Tùng tập trung cả đội lại và nói:

- Lớp 5A có một cầu thủ mới từ nơi khác chuyển về, đó là một tiền đạo chất lượng mà hậu vệ không dễ gì ngăn chặn được.

Quay sang thủ môn, Tùng nói tiếp:

- Cậu là thủ thành của đội, phải hết sức chú ý chân sút ấy nhé.

LỘC HÀ

b) Sáng mùa đông, trời lạnh cóng. Những cơn gió mùa thổi ù ù dọc sườn đồi. Gió luồn qua mái hiên, chui vào khe cửa sổ, len lỏi vào tận trong căn phòng nhỏ của Hà. Nằm trong chăn kín mít mà Hà vẫn thấy rét ơi là rét. Hà khẽ hé chân, không khí lạnh buốt như xộc vào. Hà chợt nghĩ tới mẹ. Trời lạnh giá thế này mà mẹ đã dậy, ra vườn rồi.

HỒNG AN

Giải nhanh:

Các từ đồng nghĩa: 

  1. Tiền đạo: chân sút

Thủ môn: thủ thành

  1. Lạnh cóng: lạnh buốt, lạnh giá.

     Luồn: chui, len lỏi.

Câu 2: Các từ in đậm trong đoạn thơ dưới đây được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Răng của chiếc cào

Làm sao nhai được?

Mũi thuyền rẽ nước

Thì ngửi cái gì?

Cái ấm không nghe 

Sao tai lại mọc?

QUANG HUY

Giải nhanh:

Những từ in đậm trên được dùng ở nghĩa chuyển. 

Câu 3: Tra từ điển, tìm một từ đa nghĩa. Đặt 2 câu với từ đó: 1 câu dùng nghĩa gốc, 1 câu dùng nghĩa chuyển.

Giải nhanh:

Nghĩa gốc: “Mẹ vừa mua cho em một trái táo rất to và ngon.”

Nghĩa chuyển: “Cô giáo dạy rằng, việc lừa dối bạn bè là một hành động trái với lương tâm.”

TIẾT 4

Câu hỏi: Viết tiếp 1 trong 2 đoạn văn có câu mở đoạn dưới đây để giới thiệu về nhân vật trong đoạn văn đó.

1. Mỗi lần ăn dưa hấu, tôi lại nghĩ đến hình ảnh một chàng trai tháo vát, chăm chỉ sống giữa một đảo dua. Chàng trai đó là Mai An Tiêm – nhân vật chính trong câu chuyện Sự tích dưa hấu mà tôi đã học...

2. Ngay từ khi còn bé xíu, hình ảnh cậu bé Gióng trong câu chuyện của bà, của mẹ đã in đậm trong tâm trí tôi. Đó là một cậu bé...

Giải nhanh:

1…từ khi còn nhỏ. Mai An Tiêm, một chàng trai trẻ đầy nhiệt huyết và quyết tâm, đã bị đày ra đảo hoang vì một hiểu lầm. Anh đã dùng sức mạnh và trí tuệ của mình để sống sót và thịnh vượng trên đảo. Với sự kiên nhẫn và chăm chỉ, anh đã biến đảo hoang thành một vườn dưa hấu tươi tốt. Khi những trái dưa hấu nở ra, anh đã nhận ra rằng chúng chứa đầy hạt - một biểu tượng cho sự sống và hy vọng. 

2.…không nói một lời cho đến khi đất nước gặp nguy, cậu mới mở miệng. Cậu bé Gióng, với sức mạnh phi thường, đã lớn lên trong một thời gian ngắn. Cậu cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, và đánh bại kẻ thù để bảo vệ quê hương. Với lòng yêu nước sâu sắc và ý chí kiên cường của Gióng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh và lòng dũng cảm của người Việt Nam. 

TIẾT 5 

Câu 1: Viết lại cho đúng các tên riêng nước ngoài trong đoạn văn dưới đây: 

Thư viện mo gân ở trung tâm thành phố niu oóc, hoa kỳ, được xem là một trong những thư viện đẹp nhất thế giới. Các tủ sách bằng đồng nơi đây lưu giữ nhiều bản thảo gốc của Canto xcốt và bandắc. Đây cũng là nơi trưng bày một bộ sưu tập lớn các bản in, bản vẽ và hoạ tiết tranh của các nghệ sĩ Lêônácđô đa vinxi, Mikenlănggiơlô Rembrăng.....

Theo báo Lao Động

Giải nhanh:

New York, Hoa Kỳ, Kant, Dandac, Leonardo da Vinci, Michelangelo, Rembrandt…

Câu 2: Tìm 4 vị trí có thể thêm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn văn sau:

Chiều qua, ở ngã ba đường, nơi đặt bằng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phương

Hoà "Đen" đội trưởng đội Mũi Tên Vàng ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ tất cả đều đang háo hức chờ đợi trận bóng đã có mặt ở nhà văn hoá.

KHÁNH LINH

Giải nhanh:

Chiều qua, ở ngã ba đường - nơi đặt bằng tin khu phố, xuất hiện một thông báo về giải thi đấu bóng đá thiếu nhi của phường. Hoà “Đen” - đội trưởng đội Mũi Tên Vàng, ngay lập tức tổ chức họp đội bóng của khu phố. Chỉ 15 phút sau, các cầu thủ - tất cả đều đang háo hức chờ đợi trận bóng, đã có mặt ở nhà văn hoá.

TIẾT 6

Câu 1: Bài thơ là lời của ai, nói về ai? Tìm ý đúng:

a) Lời của bé Hà, nói về chị của mình.

b) Lời của người chị, nói về bé Hà.

c) Lời của bé Hà, nói về các trò chơi của bé.

d) Lời của người chị, nói về tuổi thơ của mình.

Giải nhanh:

Đáp án: b.Câu 2: Những đặc điểm nào về ngoại hình của bé Hà khiến bé rất ngộ nghĩnh, đáng yêu? Tìm các ý đúng:

a) Có đôi bàn tay chứa đầy phép lạ

b) Có chiếc răng sứt, hay nhoẻn cười.

c) Cô nhiều trò chơi, nhiều ước mơ đẹp.

d) Có đuôi tóc nhỏ tung tăng trên vai.

Giải nhanh:

Đáp án: b

Câu 3: Những phép lạ trong hai bàn tay bé Hà là gì? Tìm các ý đúng:

a) Biến mái tóc thành mây che Mặt Trăng.

b) Biến chiếc gối nhỏ thành em bé để ru em ngủ.

c) Biến mấy củ khoai lang thành đàn lợn, là mẹ thành cơm, gạo.

d) Biến chiếc thuyền giấy thành chiếc thuyền ôm đấy ước mơ.

Giải nhanh:

Đáp án: b.

Câu 4: Qua cái nhìn của người chị về bé Hà, bài thơ muốn nói lên điều gì?

Giải nhanh:

Bài thơ muốn nói lên tình yêu thương, sự ngưỡng mộ của người chị dành cho bé Hà. Bé Hà qua lời kể của chị trở nên sống động, ngộ nghĩnh và đáng yêu trong mắt người đọc. Câu 5: Theo em, anh chị lớn cần đối xử với các em nhỏ như thế nào? Viết đoạn văn trình bày ý kiến của em.

Giải nhanh:

Các anh chị lớn cần tôn trọng các em nhỏ. Đồng thời, các anh chị cũng cần phải kiên nhẫn, giải thích những lỗi mà các em mắc phải và hướng dẫn cách sửa sai. Bên cạnh đó, anh chị cũng cần thể hiện tình yêu thương đối với các em nhỏ.

TIẾT 7

Câu hỏi: Chọn 1 trong 2 đề sau: 

1. Viết bài văn tả một người mà em yêu quý. 

2. Viết bài văn giới thiệu nhân vật mà em yêu thích trong một câu chuyện đã học.

Giải nhanh:

1.

    Người mà em yêu quý nhất chính là bà ngoại của em. Bà là người luôn yêu thương em và chăm sóc em từ khi em còn nhỏ.

     Bà ngoại của em là một người phụ nữ nhỏ nhắn nhưng rất mạnh mẽ. Bà luôn mỉm cười và rất hiền lành. Bà có mái tóc bạc trắng và đôi mắt long lanh đầy tình thương. Bà luôn dành thời gian để chăm sóc em và anh chị em của em. Bà luôn dậy sớm để nấu bữa sáng cho cả gia đình. Bữa ăn của bà luôn ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng. Bà còn là người dạy em biết yêu thương và quan tâm đến người khác. Bà luôn khuyên em phải biết chia sẻ và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn.

     Bà ngoại là người mà em yêu quý nhất. Bà đã dạy cho em biết yêu thương và quan tâm đến người khác. Em sẽ luôn nhớ những lời dạy và tình thương của bà. Em yêu bà ngoại rất nhiều.

2.

Nhân vật mà em yêu thích nhất chính là Vân - cô bé được bầu làm lớp trưởng. Vân không chỉ là một học sinh chăm chỉ, học giỏi mà còn là một người bạn tốt, một lớp trưởng tận tâm.

Vân là một cô bé nhỏ nhắn, gầy gò nhưng lại rất nhanh nhẹn và linh hoạt. Cô ấy có một chiếc răng sứt đáng yêu và luôn nhoẻn miệng cười. Vân không chỉ học chăm chỉ mà còn học rất giỏi. Cô ấy luôn nhận được điểm số cao trong các bài kiểm tra và bài tập về nhà. Vân còn là một lớp trưởng tận tâm. Cô ấy luôn sẵn lòng giúp đỡ bạn bè và luôn chăm sóc lớp học của mình. Khi Quốc quên trực nhật, Vân đã tự giác dọn dẹp lớp học để lớp học luôn sạch sẽ và gọn gàng. Vân còn biết cách làm vui lòng mọi người, như khi cô ấy đã chia kem cho cả lớp sau giờ lao động.

       Vân là một người bạn mà em rất ngưỡng mộ và yêu quý. Em hy vọng rằng mình cũng có thể trở thành một người bạn tốt và một học sinh giỏi như Vân.