Soạn giáo án dạy thêm Tiếng Việt 5 CD Bài 2: Cuộc họp bí mật, Luyện tập về dấu gạch ngang
Soạn chi tiết đầy đủ Bài 2: Cuộc họp bí mật, Luyện tập về dấu gạch ngang giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều. Bài soạn hay kết hợp nhiều ngữ liệu bài tập ngoài sgk giúp thầy cô ôn tập kiến thức bài học mới cho học sinh trong mỗi buổi học chiều hoặc buổi học 2. Tài liệu có file tải về, dễ dàng chỉnh sửa. Thầy cô kéo xuống tham khảo
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP BÀI 4
Bài đọc: Cuộc họp bí mật
Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng, hay và cảm nhận tốt nội dung bài: Cuộc họp bí mật.
- Nhận diện, hiểu được vai trò và vận dụng thành tạo được về dấu gạch ngang.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận nhóm để giải quyết nhiệm vụ học tập.
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết giải quyết nhiệm vụ học tập (Trả lời các câu hỏi đọc hiểu của bài, hoàn thành bài tập về tiếng Việt).
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vận dụng những kiến thức đã học để tìm tòi, mở rộng, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Năng lực văn học:
- Biết tóm tắt nội dung bài đọc, nắm được những chi tiết quan trọng của bài.
- Biết nhận diện, nắm được đặc điểm và tác dụng của dấu gạch ngang.
3. Phẩm chất:
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, nhân ái: Có ý thức học tập, yêu quý bạn, có cách cư xử chu đáo và chân thành với bạn.
- Chăm chỉ học hành, tự giác học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên:
- Giáo án, SGK Tiếng Việt 5 cánh diều, VBT Tiếng Việt 5 cánh diều.
- Bảng phụ, máy chiếu (nếu có).
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh:
- Đồ dùng học tập (sách, bút, vở, nháp…).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi và thảo luận: Khi em mang vác đồ nặng, em sẽ làm gì? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS:
- GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 2 – Ôn tập Bài 4: + Bài đọc: Cuộc họp bí mật. + Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Cuộc họp bí mật a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Cuộc họp bí mật với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; giọng kể chuyện phù hợp với diễn biến câu chuyện; biết nhấn giọng ở các câu thoại của các nhân vật để cho câu chuyện hấp dẫn hơn. Giọng đọc thầy giáo ân cần, trìu mến. Giọng của các bạn học sinh đồng thanh to, dứt khoát và rõ ràng. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài.
- GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về dấu gạch ngang. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: Nêu khái niệm dấu gạch ngang? Cho ví dụ về dấu gạch ngang và nêu tác dụng của chúng? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Cuộc họp bí mật. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi.
- GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về dấu gạch ngang. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). ……………. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án. - HS lắng nghe, bổ sung (nếu có).
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. + Khái niệm: Gạch ngang (–), dài hơn gạch nối; thường dùng để tách riêng ra thành phần chú thích thêm trong câu; viết ghép một tổ hợp hai hay nhiều tên riêng, hai hay nhiều số cụ thể; đặt ở đầu dòng nhằm viết các phần liệt kê, các lời đối thoại gọi là dấu gạch ngang.. + VD: 1) Chú Hề vội tiếp lời: – Tất nhiên rồi. Khi một con hươu mất sừng, cái sừng mới sẽ mọc lên. Sau khi đêm thay thế cho ngày, ngày lại thay thế chỗ của đêm. – Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy. Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ. Chú Hề đắp chăn cho công chúa rồi rón rén ra khỏi phòng. => Tác dụng: Dùng để đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói; phần chú thích trong câu. 2) Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương Ngọc Hoa – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. => Tác dụng: Dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu. 3) Thiếu nhi tham gia các công tác xã hội: - Tham gia tuyên truyền, cổ động cho các phong trào. - Tham gia Tết trồng cây, làm vệ sinh trường lớp và xóm làng. - Chăm sóc gia đình thương binh, liệt sĩ, giúp đỡ người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn. => Tác dụng: Dùng để đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: a. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. b. Nối các từ ngữ trong một liên danh. c. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật và đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. d. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu. Bài 2: ……………. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án dạy thêm tiếng Việt 5 cánh diều, giáo án Bài 2: Cuộc họp bí mật, Luyện tập dạy thêm tiếng Việt 5 CTST, soạn giáo án dạy thêm Bài 2: Cuộc họp bí mật, Luyện tập tiếng Việt 5 cánh diều
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác