Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều

Bộ giáo án Khoa học 5 cánh diều. Đây là giáo án sách lớp 5 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án Khoa học 5 cánh diều là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều
Giáo án Khoa học 5 mới năm 2024 cánh diều

Đầy đủ Giáo án khoa học tiểu học cánh diều

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 4: SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC CỦA CHẤT

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS trình bày được:

  • Một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Trình bày được một số ví dụ đơn giản, gần gũi với cuộc sống về biến đổi hóa học.
  • Thực hiện được một số thí nghiệm đơn giản về biến đổi hóa học.
  1. Phẩm chất:
  • Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. 1. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các hình ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Các thẻ đáp án (A, B, C, D).
  • Phiếu thực hành và dụng cụ thí nghiệm.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, vở ghi.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi sự hứng thú tìm hiểu bài mới của HS.

b. Cách thức thực hiện:

- GV cho HS thảo luận câu hỏi khởi động SGK 20: Nêu một số cách em có thể làm để biến đổi một tờ giấy.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. 

 

- GV nhận xét chung, dẫn dắt vào bài học: Bài 4. Sự biến đổi hóa học của chất.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự biến đổi hóa học.

a. Mục tiêu: HS trình bày được sự biến đổi hóa học trong trường hợp đơn giản.

b. Cách tiến hành:

- GV cho HS xem video cho vôi sống vào nước (0.15s – 2.00s).

- GV mời 1 HS nhận xét sự biến đổi của vôi sống sau khi xem xong video.

 

- GV nhận xét: Đây là sự biến đổi hóa học. Vôi sống khi thả vào nước đã không giữ lại được tính chất của nó nữa.

- GV cung cấp thông tin kiến thức về sự biến đổi hóa học:

+ Chất ban đầu sẽ biến đổi thành chất khác khi xảy ra biến đổi hóa học.

+ Một số dấu hiệu của sự biến đổi hóa học có thể nhận thấy như biến đổi màu sắc, thay đổi mùi vị, có khí được tạo thành, xuất hiện vẩn đục,…

- GV yêu cầu HS từ định nghĩa về sự biến đổi hóa học, thảo luận nhóm đôi hoàn thành nhiệm vụ sau:

 Sự biến đổi của đường trong trường hợp nào dưới đây là biến đổi hóa học và trường hợp nào không phải biến đổi hóa học? Vì sao?

+ Trường hợp 1: Hòa tan đường trong nước

+ Trường hợp 2: Đun nóng đường đến khi đường đổi màu sắc và có mùi khét.

- GV mời đại diện 1 – 2 cặp trình bày kết quả thảo luận. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe để nhận xét bổ sung.

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

- GV liên hệ với phần khởi động, đặt câu hỏi: Vậy mảnh giấy bị xé vụn có phải là sự biến đổi hóa học không? Tại sao?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

Hoạt động 2: Thực hành, thí nghiệm.

a. Mục tiêu: HS thực hành được một số thí nghiệm đơn giản về sự biến đổi hóa học.

b. Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm nhóm một phiếu thực hành và một bộ dụng cụ Thí nghiệm 1. Tìm hiểu sự biến đổi của gạoThí nghiệm 2. Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng.

- GV hướng dẫn HS cách tiến hành các thí nghiệm như trong phiếu thực hành.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS dự đoán hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc ở thí nghiệm 2.  

 

 

- Mỗi thí nghiệm, GV cho các nhóm 3p thực hành. GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần thiết.

- GV yêu cầu các nhóm hoàn thành các câu hỏi thảo luận trong phiếu thực hành sau khi làm xong các thí nghiệm.

- GV mời đại diện từng nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu thực hành.

 

 

 

 

- GV nhận xét chung, chốt lại đáp án đúng, tuyên dương các nhóm thực hành tốt.

- GV cho HS xem thêm video về thí nghiệm cho quả trứng vào giấm ăn.

Hoạt động 3: Một số ví dụ về sự biến đổi hóa học.

a. Mục tiêu: HS trình bày được một số ví dụ đơn giản về sự biến đổi hóa học.

b. Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, xác định sự biến đổi hóa học của chất trong các trường hợp dưới đây và giải thích:

Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự biến đổi hóa học của chất? Vì sao?

Xi măng, cát và nước được trộn với nhau

Đinh sắt bị bẻ cong

Than củi bị đốt cháy

Xi măng và cát khô được trộn với nhau

Đinh sắt bị gỉ

Than củi bị ướt

- Mỗi trường hợp, GV mời đại diện 1 cặp trả lời. Các cặp còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét, bổ sung.  

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt lại đáp án đúng.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi: Trong những cách em làm biến đổi tờ giấy, cách nào làm cho tờ giấy có sự biến đổi hóa học? Vì sao?

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi.  

 

 

- GV chốt lại đáp án đúng, chuyển sang hoạt động tiếp theo.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại các kiến thức đã học về sự biến đổi hóa học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một bộ thẻ các đáp án (A, B, C, D). GV tổ chức cho HS chơi trò trắc nghiệm.

- GV nêu luật chơi:

+ GV chiếu câu hỏi, sau khi GV đọc xong câu hỏi, GV chiếu các đáp án.

+ Theo hiệu lệnh của GV, đại diện các nhóm lần lượt giơ thẻ đáp án của nhóm mình.

+ Nhóm nào trả lời được nhiều đáp án đúng nhất sẽ chiến thắng.

- GV mời cả cả lớp cùng tham gia trò chơi:

Câu 1: Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác được gọi là gì?

A. Sự biến đổi lí học.

B. Sự biến đổi cơ học.

C. Sự biến đổi sinh học.

D. Sự biến đổi hóa học.

Câu 2: Trường hợp nào trong hình dưới đây có sự biến đổi hóa học?

A.   B.

C.   D.

Câu 3: Dấu hiệu nào dưới đây không phải của sự biến đổi hóa học?

A. Biến đổi hình dạng và giữ nguyên tính chất.

B. Biến đổi màu sắc.

C. Thay đổi mùi vị.

D. Có khí được tạo thành.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây có sự biến đổi hóa học?

A.   B.

C.   D.

Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không có sự biến đổi hóa học?

A.   B.

C.   D.

- Với mỗi câu hỏi, GV mời đại diện nhóm trả lời đúng giải thích tại sao các đáp án còn lại sai. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét. GV chốt lại đáp án sau mỗi câu hỏi.

 

 

- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét chung, công bố nhóm chiến thắng và tuyên dương.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng nêu được một số ví dụ về sự biến đổi hóa học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân:

 Nêu ví dụ về sự biến đổi hóa học của chất trong thực tiễn và cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết sự biến đổi đó theo gợi ý sau.

Sự biến đổi hóa học của chất

Dấu hiệu nhận biết

?

?

- GV mời đại diện 3 – 4 HS, mỗi HS nêu 1 ví dụ và dấu hiệu nhận biết về sự biến đổi hóa học. Các HS còn nhạn chú ý lắng nghe để nhận xét.  

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời tốt và chốt lại câu trả lời đúng.

* CỦNG CỐ

- GV tổng kết lại nội dung kiến thức chủ yếu của cả bài học: Khi có biến đổi hóa học, chất ban đầu sẽ bị biến đổi thành chất khác như gạo nấu thành cơm, đinh sắt thành đinh gỉ, giấy cháy thành tro,…

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Làm bài tập trong VBT.

- Đọc và chuẩn bị trước bài sau – Bài 5. Năng lượng và năng lượng chất đốt.

 

 

 

 

- HS thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi khởi động.

 

 

 

- HS trả lời: Một số cách làm biến đổi một tờ giấy: Gấp, cắt nhỏ, vò, đốt,…

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

- HS xem video.

 

- HS nêu hiện tượng: Vôi sống khi thả vào nước đã bị biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự tỏa nhiệt.  

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, ghi chép nội dung kiến thức về sự biến đổi hóa học.

 

 

 

- HS nhóm đôi suy nghĩ hoàn thành nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

- HS trả lời: Sự biến đổi của đường trong trường hợp 2 là sự biến đổi hóa học vì dưới tác dụng của nhiệt, đường đã không giữ được tính chất của nó nữa, nó đã bị biến đổi thành một chất khác. 

- HS chữa bài.

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

 

 

 

 

- HS trả lời: Xé giấy không phải là sự biến đổi hóa học vì mảnh giấy bị xé vụn nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của nó, không bị biến đổi thành chất khác.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS tạo nhóm, nhận phiếu thực hành và bộ dụng cụ hóa chất 2 thí nghiệm.

 

 

- HS chú ý lắng nghe để nắm được cách thực hiện.  

- HS dự đoán hiện tượng:

+ Cốc A (vỏ trứng trong giấm): Có sự biến đổi hóa học.

+ Cốc B (vỏ trứng trong nước): Không có sự biến đổi hóa học.

- Các nhóm thực hiện các thí nghiệm.

 

 

- Các nhóm hoàn thành câu hỏi thảo luận trong phiếu thực hành.

 

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoàn thành phiếu thực hành:

Thí nghiệm 1:

+ Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi hình dạng so với hạt gạo chưa nghiền.

+ Gạo và cơm có màu sắc giống nhau (màu trắng); mùi, vị khác nhau.

+ Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi hóa học.

Thí nghiệm 2: Vỏ trứng 1 ở cốc A bị biến đổi hóa học vì có khí được tạo thành, vỏ trứng biến đổi tính chất khi cho giấm ăn vào.

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

- HS xem video.

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Các hình 6, 8, 10 có sự biến đổi hóa học.

+ Vì:

o Hình 6: Xi măng, cát và nước trộn với nhau sẽ tạo thành vữa xi măng có tính chất hoàn toàn khác với tính chất của 3 chất tạo thành nó.

o Hình 8: Chiếc đinh sắt bị gỉ biến đổi màu sắc và có tính chất mới.

o Hình 10: Củi bị đốt cháy biến đổi thành màu đen, dễ vỡ.

- HS chữa bài.

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

 

 

 

- HS trả lời: Đốt tờ giấy sẽ có sự biến đổi hóa học vì tờ giấy bị đốt thành tro, không còn giữ được tính chất ban đầu.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS ổn định nhóm, nhận bộ thẻ đáp án từ GV.

- Các nhóm chú ý lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Câu 1. D.

Câu 2. B.

Câu 3. A.

Câu 4. C

Câu 5. C.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS làm bài tập theo gợi ý.

 

- HS trả lời:

Sự biến đổi hóa học của chất

Dấu hiệu nhận biết

Tiêu hóa thức ăn trong dạ dày

Thức ăn tiêu hóa trong dạ dày bị biến đổi thành chất khác

Cơm bị thiu

Cơm bị thiu bị biến đổi mùi vị

Thức ăn để lâu ngày trong không khí bị mốc, bốc mùi

Thức ăn để lâu ngày bị biến đổi mùi vị

- HS lắng nghe, chữa bài.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ nội dung kiến thức trọng tâm.

 

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm cho các tiết học sau.

 

 

- HS chú ý lắng nghe và về nhà thực hiện các yêu cầu của GV.

 

 

* Phiếu thực hành – HĐ2:

PHIẾU THỰC HÀNH

Tên nhóm: ....................................................................................................................

Thí nghiệm 1. Tìm hiểu sự biến đổi của gạo

·        Chuẩn bị:

Chày và cối

Thìa

Gạo

Cơm

·        Tiến hành:

-       Quan sát màu sắc, ngửi mùi và nếm vị của gạo và cơm.

-       Nghiền nhỏ một thìa gạo bằng bộ chày cối, quan sát màu sắc, ngửi mùi và nếm gạo sau khi nghiền nhỏ.

-       Thảo luận:

+       Hạt gạo khi được nghiền nhỏ có sự biến đổi gì so với hạt gạo chưa nghiền?

+       Gạo và cơm có màu sắc, mùi, vị giống nhau không?

+       Khi nấu thành cơm, hạt gạo đã có sự biến đổi gì?

Thí nghiệm 2. Tìm hiểu sự biến đổi của vỏ trứng

·        Chuẩn bị: Ba mảnh vỏ trứng gà (kí hiệu 1, 2, 3), nước, giấm, hai cốc thủy tinh (A và B) và một khay đựng.

·        Tiến hành:

-       Đặt vỏ trứng 1 vào cốc A, vỏ trứng 2 vào cốc B, vỏ trứng 3 để nguyên trên khay (hình 4).

-       Dự đoán vỏ trứng trong giấm, trong nước hay để nguyên sẽ bị biến đổi hóa học.

-       Đổ giấm vào cốc A, đổ nước vào cốc B sao cho ngập vỏ trứng (hình 5).

-       Quan sát hiện tượng xảy ra trên vỏ trứng trong mỗi cốc.

-       Sau 5 phút, lấy vỏ trứng trong mỗi cốc ra khay, quan sát, chạm tay vào về mặt vỏ trứng để cảm nhận và so sánh vỏ trứng 1, 2, 3 với nhau.  

-       Thảo luận:

+       Cho biết vỏ trứng nào bị biến đổi hóa học. Vì sao em biết?

+       So sánh kết quả với dự đoán của em.

 

Thông tin về tải giáo án, tài liệu:

  • Hỗ trợ được thực hiện ngay lập tức
  • Các phản hồi sẽ được trả lời gần như tức thì
  • Việc hỗ trợ thực hiện 24/24 trong suốt năm học

Các tài liệu được nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word nhận đủ kì 1. Sau đó cập nhật liên tục
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 8 - 12 phiếu
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, lời giải, thang điểm
  • Câu hỏi bổ sung bài học, file word đáp án
=> Sẽ được hỗ trợ ngay tức thì.

 


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Khoa học 5, giáo án Khoa học 5 cánh diều, giáo án lớp 5 cánh diều, giáo án môn Khoa học 5 cánh diều

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 5 BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án tất cả các môn lớp 5 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 5 chân trời sáng tạo