Giải bài tập 9.15 trang 67 SBT toán 10 tập 2 kết nối
9.15. Gieo hai con xúc xắc cân đối.
a) Xác suất để có đúng 1 con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm là
A. $\frac{11}{6}$ ;
B. $\frac{1}{3}$;
C. $\frac{5}{18}$ ;
D. $\frac{4}{9}$ .
b) Xác suất để tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn hoặc bằng 7 là
A. $\frac{11}{6}$ ;
B. $\frac{7}{12}$;
C. $\frac{5}{11}$ ;
D. $\frac{4}{9}$ .
Không gian mẫu là: Ω = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (1, 6); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (2, 6); (3, 1); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (3, 5); (3, 6); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4, 4); (4, 5); (4, 6); (5, 1); (5, 2); (5, 3); (5, 4); (5, 5); (5, 6); (6, 1); (6, 2); (6, 3); (6, 4); (6, 5); (6, 6)}.
Do đó, n(Ω) = 36.
a) Biến cố E: “có đúng 1 con xúc xắc xuất hiện mặt 6 chấm”. Ta có:
E = {(1, 6); (2, 6); (3, 6); (4, 6); (5, 6); (6, 1); (6, 2); (6, 3); (6, 4); (6, 5)}.
Suy ra n(E) = 10.
Vậy P(E) = $\frac{n(E)}{n(\Omega )}=\frac{10}{36}=\frac{5}{18}$ .
Đáp án: C
b) Biến cố F: “tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn hoặc bằng 7”. Ta có:
F = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (1, 5); (1, 6); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (2, 4); (2, 5); (3, 1); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (5, 1); (5, 2); (6, 1)}.
Suy ra n(F) = 21.
Vậy P(F) = $\frac{n(F)}{n(\Omega )}=\frac{21}{36}=\frac{7}{12}$ .
Đáp án: B
Xem toàn bộ: Giải SBT toán 10 Kết nối Bài tập cuối chương IX
Bình luận