Dạng bài tập Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm
Dạng 2: Xu hướng biến đổi một số tính chất của đơn chất, biến đổi thành phần và tính chất của hợp chất trong một chu kì và trong một nhóm
Bài tập 1: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì, có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25.
a) Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y.
b) Xác định vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn.
c) Viết công thức hợp chất oxit cao nhất của X và Y.
Bài tập 2: Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.Viết cấu hình electron để xác định hai nguyên tố A và B thuộc chu kì nào, nhóm nào.
Bài tập 3: X, Y, Z là ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì. Tổng số khối của chúng là 74. Xác định X, Y, Z.
Bài tập 1:
a) Viết cấu hình electron
Vì X và Y đứng kế tiếp khác nhau trong cùng một chu kì nên hạt nhân của chúng chỉ khác nhau 1 đơn vị.
Giả sử ZX < ZY ⇒ ZY = ZX + 1
Theo đề bài, ta có: ZX + ZY = ZX + ZX + 1 = 25
⇒ ZX = 12 và ZY = 13
Cấu hình electron cùa X: ls22s22p63s2: Magie (Mg)
Cấu hình electron của Y: ls22s22p63s23p1: Nhôm (Al)
b) Vị trí
- Đối với nguyên tử X:
+ X thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron.
+ X thuộc phần nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng
⇒ X là kim loại.
+ X thuộc ô thứ 12 vì (Z = 12)
- Đối với nguyên tử Y;
+ Y thuộc chu kì 3 vì có 3 electron.
+ Y thuộc phân nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng
⇒ Y là kim loại.
c) Công thức hợp chất oxit cao nhất của X, Y lần lượt là: MgO và Al2O3
Bài tập 2:
Gọi số điện tích hạt nhân của nguyên tố A và B lần lượt là ZA, ZB.
Giả sử ZA < ZB.
Theo đề bài, số điện tích hạt nhân của nguyên tố B là ZB = ZA + 1
Nên: ZA + ZB = 2ZA + 1 = 25 → ZA = 12, ZB = 13
Cấu hình nguyên tử:
A (Z = 12): 1s22s22p63s2 Nguyên tố A thuộc nhóm IIA, chu kì 3.
B (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 Nguyên tố B thuộc nhóm IIIA, chu kì 3.
A và B thuộc cùng chu kì.
Bài tập 3:
Vì ba kim loại liên tiếp nhau trong một chu kì nên số proton của X, Y, Z lần lượt là p, p + 1, p + 2.
Tổng số proton của kim loại là: p + (p + 1) + (p + 2) = 3p + 3.
Ta có: 3p + 3 + (n1 + n2 + n3)= 74
3p + 3 ≤ n1 + n2 + n3 ≤ 1,5(3p + 3) ⇒ 8,8 ≤ p ≤ 11,3
p = 9 => F
p = 10 => Ar
p = 11 => Na
Vì X, Y, Z là kim loại, nên ta nhận p = 11 là kim loại Na.
Ba kim loại liên tiếp trong một chu kì nên X, Y, Z là Na, Mg, Al.
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Hóa học 10 cánh diều học kì 1 (P2)
Bình luận