Dạng bài tập Tính các loại sai số và viết kết quả phép đo
PHẦN CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
Dạng: Tính các loại sai số và viết kết quả phép đo
Bài tập 1: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng $\rho$ được xác định bằng công thức $\rho=\frac{m}{V}$. Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của $\rho$.
Bài tập 2: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là bao nhiêu?
Bài tập 3: Hình 3.1 thể hiện nhiệt kế đo nhiệt độ t1 ($^{\circ}C$) và t2 ($^{\circ}C$) của một dung dịch trước và sau khi đun. Hãy xác định và ghi kết quả độ tăng nhiệt độ t của dung dịch này.
Bài tập 1:
Vì $\rho=\frac{m}{V}$
Nên ta có: $\delta\rho=\delta m+\delta V$=12%+5%=17%
Bài tập 2:
Sai số tương đối của bán kính: $\delta R=\frac{\Delta R}{\overline{R}}=\frac{0,5}{10,0}=5$%
Chu vi hình tròn: $p=2.\pi.R$
=> $\delta p=\delta R=5$%
Bài tập 3:
Độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo là $1^{\circ}$ nên sai số hệ thống là $0,5^{\circ}$.
Từ hình vẽ, ta đọc được $t_{1}=24,0\pm0,5^{\circ}C$ và $t_{2}=68,0\pm0,5^{\circ}C$
Suy ra: $\overline{t}=\overline{t_{1}}-\overline{t_{2}}=68,0-24,0=40,0^{\circ}C$
Sai số tuyệt đối: $\Delta t=\Delta t_{2}+\Delta t_{1}=0,5+0,5=1,0^{\circ}C$
Vậy độ tăng nhiệt độ của dung dịch là: $t=\overline{t}+\Delta t=44,0\pm 1,0^{\circ}C$
Bình luận