Đề cương ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2

Đề cương ôn tập môn Vật lí lớp 10 bộ sách cánh diều mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Vật lí 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

Nội dung chính trong bài:

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHƯƠNG 6: NĂNG LƯỢNG

1. Định luật bảo toàn năng lượng

- Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được bảo toàn.

2. Công

- Quá trình thực hiện công là quá trình truyền năng lượng. Công cơ học là số đo phần năng lượng cơ học được chuyển hóa và có biểu thức: $A=F.d.cos\theta $

- Trong hệ SI, đơn vị của công là jun (J)

- Công là một đại lượng vô hướng

  •  Khi $0^{\circ}\leq \theta <90^{\circ}$: công của lực có giá trị dương và được gọi là công phát động
  •  Khi $90^{\circ}< \theta \leq 180^{\circ}$: công của lực có giá trị âm và được gọi là công cản
  •  Khi $ \theta =90^{\circ}$: khi lực tác dụng vuông góc với độ dịch chuyển thì công bằng 0

3. Công suất

- Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực, được xác định bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian $P=\frac{A}{t}$

- Trong hệ SI, đơn vị của công suất là oát (kí hiệu W).

- Mối liên hệ giữa công suất với lực tác dụng lên vật và vận tốc của vật

  •  Công suất trung bình: $P_{tb}=\frac{A}{t}=F.v_{tb}$
  •  Công suất tức thời: $P=\frac{A}{t}=F.v$

4. Hiệu suất

- Hiệu suất của động cơ là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ, đặc trưng cho hiệu quả làm việc của động cơ:

$H=\frac{P'}{P}.100$%$=\frac{A'}{A}.100$%

P' là công suất có ích, P là công suất toàn phần

- Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1, vì không có một máy móc nào hoạt động mà không có sự mất mát năng lượng do ma sát, nhiệt và các dạng năng lượng hao phí khác

5. Động năng

- Động năng của một vật là năng lượng vật có được do chuyển động, có giá trị được tính theo công thức: $W_{d}=\frac{1}{2}m.v^{2}$

- Trong hệ SI, đơn vị của động năng là jun (J)

- Định lí động năng: độ biến thiên động năng của một vật trong khoảng thời gian Δt 
bằng công của lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó. $W_{d}-W_{do}=\frac{1}{2}m.v^{2}-\frac{1}{2}m.v^{2}_{o}=A$

6. Thế năng trọng trường

- Một vật có khối lượng m ở độ cao h so với một vị trí làm gốc dự trữ một dạng năng lượng được gọi là thế năng trọng trường: Wt = m.g.h

- Trong hệ SI, đơn vị của thế năng là jun (J)

7. Cơ năng

- Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng. $W=W_{d}+W_{t}$

8. Định luật bảo toàn cơ năng

- Khi một vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của lực bảo toàn thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.

Hệ quả: Trong trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.

CHƯƠNG 7: ĐỘNG LƯỢNG

1. Động lượng

- Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật. $\overrightarrow{p}=m.\overrightarrow{v}$

- Động lượng là một đại lượng vectơ có phương, chiều trùng với phương, chiều của vận tốc.

- Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

- Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là $kg.m.s^{-1}$.

- Động lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng

2. Định luật bảo toàn động lượng

- Động lượng của một hệ kín  luôn bảo toàn.

$\overrightarrow{p_{1}}+\overrightarrow{p_{2}}+...+\overrightarrow{p_{n}}=\overrightarrow{p_{1}'}+\overrightarrow{p_{2}'}+...+\overrightarrow{p_{n}'}$

3. Động lượng và lực

- Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng tốc độ thay đổi động lượng của vật. $\overrightarrow{F}=\frac{\Delta\overrightarrow{p}}{\Delta t}$

4. Va chạm

- Va chạm đàn hồi: Động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

- Va chạm mềm: Động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.

CHƯƠNG 8: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

1. Radian

- Radian là đơn vị đo độ lớn của một góc (tương tự như độ): 1 radian là góc chắn cung có chiều dài bằng bán kính đường tròn. 

  • $1 rad = \frac{180^{\circ}}{\pi}=\frac{180^{\circ}}{3,1416...}\approx 57,2958^{\circ}$
  • $a_{radian}=a_{do}\frac{180^{\circ}}{\pi}$

2. Tốc độ góc

- Tốc độ góc đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tròn, có biểu thức: $\omega =\frac{\Delta\alpha}{\Delta t}$

- Mối liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ: $\omega =\frac{v}{R}$

3. Gia tốc hướng tâm

- Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều có độ lớn không đổi, hướng về tâm của quỹ đạo, có độ lớn được xác định bởi biểu thức: $a_{ht}=\frac{v^{2}}{R}=\omega^{2}.R$

4. Lực hướng tâm

- Lực hướng tâm có phương bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo và có độ lớn được xác định bởi biểu thức: $F_{ht}=m.a_{ht}=m.\frac{v^{2}}{R}=m.\omega^{2}.R$

- Một vật chuyển động tròn đều khi chịu tác dụng của một lực hay hợp lực là lực hướng tâm.

CHƯƠNG 9: BIẾN DẠNG CỦA VẬT RẮN

1. Biến dạng vật rắn

- Vật rắn như lò xo có thể có biến dạng kéo (kích thước vật theo phương tác dụng của lực tăng lên) hoặc biến dạng nén (kích thước vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống) khi vật chịu tác dụng của ngoại lực.

2. Độ cứng của lò xo

- Tính đàn hồi của lò xo được đặc trưng bởi một hằng số là độ cứng k (đơn vị trong hệ SI là N/m).

- Khi hai lò xo chịu tác dụng bởi hai lực kéo/ nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.

3. Giới hạn đàn hồi

- Giới hạn đàn hồi là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó.

4. Định luật Hooke

- Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo theo biểu thức: $F_{dh}=k.|\Delta l|$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

PHẦN CHƯƠNG VI: NĂNG LƯỢNG

Dạng 1: Tính công, công suất, hiệu suất

Bài tập 1: Một khối gỗ có trọng lượng là P = 50 N được đẩy trượt đều lên trên một mặt phẳng nghiêng nhẵn với góc nghiêng 25$^{o}$ so với phương ngang. Biết khối gỗ di chuyển được một đoạn 1 m trên mặt phẳng nghiêng. Tìm công mà người đẩy thực hiện trên khối gỗ nếu lực tác dụng:

a) song song với mặt phẳng nghiêng.
b) song song với mặt phẳng ngang.

Bài tập 2: Một thang máy có khối lượng 500 kg chuyển động đều với tốc độ 4 m/s. Tính công suất trung bình của hệ thống kéo thang máy.

Lấy g = 10 m/s$^{2}$.

Bài tập 3: Công suất sử dụng điện trung bình của một gia đình là 0,5 kW. Biết năng lượng mặt trời khi chiếu trực tiếp đến bề mặt của pin mặt trời đặt nằm ngang có công suất trung bình là 100 W trên một mét vuông. Giả sử chỉ có 15% năng lượng mặt trời được chuyển thành năng lượng có ích (điện năng). Hỏi cần một diện tích bề mặt pin mặt trời là bao nhiêu để có thể cung cấp đủ công suất điện cho gia đình này?

Dạng 2: Tính động năng, thế năng và định luật bảo toàn cơ năng

Bài tập 1: Một vận động viên trượt tuyết có tổng khối lượng 60 kg bắt đầu trượt trên đồi tuyết từ điểm A đến điểm B. Biết điểm A có độ cao lớn hơn điểm B là 10 m. Giả sử lực cản là không đáng kể. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Động năng của vận động viên này khi đến vị trí B là bao nhiêu?

Bài tập 2: Một vận động viên nhảy cầu nhảy xuống hồ nước từ tấm ván ở độ cao 10 m so với mặt hồ. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Tốc độ của người khi cách mặt hồ 4 m là bao nhiêu?

Bài tập 3: Vì sao các búa máy đóng cọc được chế tạo rất nặng và khi hoạt động, búa được kéo lên rất cao so với đầu cọc?

PHẦN CHƯƠNG VII: ĐỘNG LƯỢNG

Dạng 1: Tính động lượng và áp dụng định luật bảo toàn động lượng

Bài tập 1: Một ô tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 60 km/h và một xe tải có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính tỉ số độ lớn động lượng của hai xe.

Bài tập 2: Một hệ gồm hai vật có khối lượng và tốc độ lần lượt là m1 = 200 g, m2 = 100 g và v1 = 2 m/s, v2 = 3 m/s. Xác định vectơ động lượng của hệ trong các trường hợp sau:

a) Hai vật chuyển động theo hai hướng vuông góc nhau.
b) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau một góc 120$^{o}$.

Bài tập 3: Một quả bóng có khối lượng 50 g đang bay theo phương ngang với tốc độ 2 m/s thì va chạm vào tường và bị bật trở lại với cùng một tốc độ. Tính độ biến thiên động lượng của quả bóng.

Dạng 2: Các loại va chạm

Bài tập 1: Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ vo đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm

Bài tập 2: Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s (Hình 19.4). Sau va chạm, ô tô con vẫn chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 18 m/s.

Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì

a) Xác định vận tốc của xe tải ngay sau va chạm.
b) Xác định phần năng lượng tiêu hao trong quá trình va chạm. Giải thích tại sao lại có sự tiêu hao năng lượng này.

Bài tập 3: Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn. Viên đạn được bắn vào một khối gỗ lớn treo lơ lửng bằng dây nhẹ, không dãn. Sau khi va chạm, viên đạn ghim vào trong khối gỗ. Sau đó, toàn bộ hệ khối gỗ và viên đạn chuyển động như một con lắc lên độ cao h (Hình 19.3). Xét viên đạn có khối lượng m1 = 5 g, khối gỗ có khối lượng m2 = 1 kg và h = 5 cm. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$. Bỏ qua lực cản của không khí.

Con lắc đạn đạo là thiết bị được sử dụng để đo tốc độ của viên đạn.

a) Tính vận tốc của hệ sau khi viên đạn ghim vào khối gỗ.
b) Tính tốc độ ban đầu của viên đạn.

CHƯƠNG VIII: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN

Dạng 1: Tính các đại lượng trong chuyển động tròn 

Bài tập 1: Một mô tơ điện quay quanh trục với tốc độ 3600 rpm (revolutions/min: vòng/phút). Tốc độ góc của mô tơ này bằng bao nhiêu?

Bài tập 2: Chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất được xem gần đúng là chuyển động tròn đều. Thời gian Mặt Trăng quay một vòng quanh Trái Đất khoảng 27,3 ngày. Khoảng cách trung bình từ tâm của Trái Đất đến Mặt Trăng là 385.10$^{3}$ km. Hãy xác định:

a) Tốc độ của Mặt Trăng (theo đơn vị km/h và m/s) và quãng đường Mặt Trăng chuyển động sau một ngày.
b) Gia tốc hướng tâm của Mặt Trăng (theo đơn vị m/s$^{2}$).
Bài tập 3: Một chiếc xe chuyển động theo hình vòng cung với tốc độ 36 km/h và gia tốc hướng tâm 4,0 m/s$^{2}$. Giả sử xe chuyển động tròn đều. Hãy xác định:

a) Bán kính đường vòng cung.
b) Góc quét bởi bán kính quỹ đạo (theo rad và độ) sau thời gian 3 s.

Dạng 2: Chuyển động tròn và lực hướng tâm

Bài tập 1: Cho bán kính Trái Đất khoảng 6,37.10$^{6}$ m và gia tốc trọng trường ở gần bề mặt Trái Đất là 9,8 m/s$^{2}$. Một vệ tinh chuyển động tròn đều gần bề mặt Trái Đất phải có tốc độ bằng bao nhiêu để không rơi xuống mặt đất.

Bài tập 2: Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như Hình 21.2. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và

Bài tập 3: Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất (mà không bị trượt) theo đường tròn nằm ngang có bán kính 80 m (Hình 21.3) được một vòng sau khoảng thời gian 28,4 s. Tính:

a) gia tốc hướng tâm của xe.
b) hệ số ma sát nghỉ giữa các bánh xe và mặt đường. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

Một chiếc xe đua có khối lượng 800 kg chạy với tốc độ lớn nhất

PHẦN CHƯƠNG IX: BIẾN DẠNG VẬT RẮN

Dạng: Tính độ cứng lò xo và áp dụng định luật Hooke

Bài tập 1: Một lò xo đang treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của lò xo các vật có khối lượng m và m'; thì lò xo có độ dãn tương ứng với khối lượng vật treo là 9 cm và 3 cm. Xác định m theo m'.

Bài tập 2: Một lò xo được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của lò xo các vật có khối lượng m thay đổi thì chiều dài l của lò xo cũng thay đổi. Mối liên hệ giữa chiều dài và khối lượng vật được treo vào lò xo được thể hiện trong đồ thị Hình 23.4. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

a) Xác định chiều dài tự nhiên của lò xo.
b) Tính độ dãn của lò xo khi m = 60 g.
c) Tính độ cứng của lò xo.

Một lò xo được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn

Bài tập 3: Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1 và k2 được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo một vật có khối lượng m thì độ dãn của hai lò xo có độ cứng k1 và k2 lần lượt là 8 cm và 2 cm. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$

a) Tính tỉ số $\frac{k_{1}}{k_{2}}$
b) Tính k1 và k2 khi m = 0,4 kg.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2, ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2, Kiến thức ôn tập Vật lí 10 chân trời sáng tạo học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác