Đề cương ôn tập Sinh học 10 chân trời sáng tạo học kì 2
Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Sinh học 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
1. Nguyên phân
- Để duy trì bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội từ tế bào mẹ sang các tế bào con, tế bào mẹ phải thực hiện quá trình nguyên phân.
- Phân chia tế bào chất ở đầu kì cuối, tế bào chất phân chia và tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Sự phân chia tễ bào chất ở tế bào thực vật và động vật khác nhau.
- Nguyên phân giúp: thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận; là cơ sở của hình thức sinh sản ở sinh vật đơn bào và sinh sản vô tính ở sinh vật đa bào. Cơ chế đảm bảo sự ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ tế bào.
2. Giảm phân
- Trong giảm phân, tế bào sinh dục (2n) đã chín trải qua 2 lần phân bào liên tiếp nhưng DNA chỉ nhân đôi 1 lần vào kì trung gian trước giảm phân, nên sau giảm phân tạo giao tử có bộ NST là n.
- Ý nghĩa giảm phân: Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các chromatid trong cặp tương đồng ở kì đầu I tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phong phú cho loài, tạo ưu thế cho loài sinh sản hữu tính. Kết hợp cùng thụ tinh và nguyên phân giúp duy trì ổn định bộ NST đặc trung cho loài qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính.
3. Công nghệ tế bào
- Cơ chế là tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào để tạo ra số lượng sản phẩm lớn.
- Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào: tính toàn năng của tế bào, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa, khả năng phân chia và điều khiển sự biệt hóa bằng hormone sinh trưởng.
- Gồm có công nghệ tế bào động vật và công nghệ tế bào thực vật
- Mô là một nhóm tế bào độc lập có cấu trúc và chức năng như nhau. Vì vậy, khi tách riêng mô để nuôi cấy, chúng có thể phát triển thành cơ quan hoặc mô cơ thể.
CHỦ ĐỀ 2: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG
1. Tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật
- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhở thường được quan sát bằng kính hiển vi. phần lớn có cấu trúc đơn bào, số ít là tập đoàn đơn bào.
- Quá trình tổng hợp gồm
+ Tổng hợp carbohydrat: (Glucose)n + (ADP-glucose) → (Glucose)n+1 + ADP
+ Tổng hợp protein: (Amino acid)n → Protein
+ Ngoài ra còn tổng hợp Lipid và Nucleic acid
- Quá trình phân giải gồm:
+ Phân giải các hợp chất carbohydrat: Xảy ra ở bên ngoài cơ thể sinh vật nhờ enzyme phân giải polysaccharide chúng tiết ra.
+ Phân giải protein tạo ra các amino acid nhờ enzyme protease do vi sinh vật tiết ra
+ Ngoài ra còn phân giải Lipid và Nucleic acid
2. Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật
- Sinh trưởng ở vi sinh vật là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể vi sinh vật.
- Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn phụ thuộc và quá trình nuôi cấy: liên tục và không liên tục
- Sinh sản ở sinh vật:
+ Nhân sơ: phân đôi, bào tử trần
+ Nhân thực: sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính
- Các yếu tố ảnh hưởng: Yếu tố hóa học, yếu tố vật lí
3. Công nghệ và ứng dụng vi sinh vật
- Thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật
+ Nông nghiệp: sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu
+ Công nghiệp thực phẩm
+ Y học
+ Xử lý ô nhiễm môi trường
- Một số ứng dụng trong thực tiễn:
+ Sản xuất phomai, nước tương
+ Sản xuất chất kháng sinh, thuốc trừ sâu sinh học
+ Xử lí nước thải
CHỦ ĐỀ 3: VIRUS VÀ ỨNG DỤNG
1. Virus và virus gây bệnh
- Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, vô cùng nhỏ bé và được nhân lên trong tế bào của sinh vật sống.
- Cấu trúc của virus rất đơn giản: lõi là nucleic acid (DNA hoặc RNA), vỏ là protein (vỏ capsid)., kích thước siêu nhỏ (20 - 300 micromet).
- Phân loại: dựa vào vỏ ngoài (virus trần và virus có vỏ ngoài), dựa vào sự sắp xếp capsomer ở vỏ capsid (virus xoắn, virus khối và virus có cấu trúc hỗn hợp), dựa vào vật chất di truyền (virus DNA và virus RNA) và dựa vào đối tượng vật chủ (virus kí sinh ở vi khuẩn, virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật và virus kí sinh ở động vật và người)
- Quá trình nhân lên của virus trong tế bào chủ gồm 5 giai đoạn: hấp phụ => xâm nhập => tổng hợp => lắp ráp => phóng thích.
- Chu trình tan: chu trình nhân lên kết thúc bằng sự làm tan và giết chết tế bào vật chủ, virus nhân lên theo chu trình này gọi là virus độc.
- Chu tình tiềm tan: cho phép hệ gene của virus có thể tái bản, chúng không tạo thành virus mới và không phá vỡ tế bào vật chủ.
- Virus gây bệnh cho cơ thể bằng cách giết chết tế bào, làm tổn thương mô, cơ quan trong cơ thể và làm cho các bệnh nền (bệnh đã có trước khi nhiễm virus) nặng hơn.
- Có hai phương thức lây truyền bệnh do virus chính là truyền ngang (giữa các cá thể) và truyền dọc (giữa các thế hệ).
- Cách phòng, chống bệnh: chăm sóc sức khỏe bản thân, kiểm tra sức khỏe đinh kì, tiêm vaccine đầy đủ, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ...
2. Ứng dụng của virus trong y học và thực tiễn
- Sử dụng hormone insulin trong điều trị tiểu đường
- Sử dụng chất interferon chống virus, tăng cường miễn dịch cho cơ thể
- Sử dụng vaccine để phòng chống các bệnh do virus gây ra
- Người ta cho nhiễm virus vào các loài côn trùng và nuôi chúng tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng gây hại thực vật.
- Người ta sử dụng virus làm vector chuyển gên giúp chuyển các gene kháng vi khuẩn, kháng virus, kháng sâu bệnh, chịu hạn ... vào cây trồng để tạo các giống cây trồng kháng bệnh.
Bình luận