Đề cương ôn tập Hóa học 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (P3)

Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 10 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Hóa học 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

CHỦ ĐỀ 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

1. Quy tắc octet

- Quy tắc Octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hoá học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

Ví dụ: Vận dụng quy tắc octet trong sự tạo thành ion potassium (K+).

Nguyên tử potassium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nếu mất đi 1 electron nguyên tử potassium sẽ đạt được cấu hình electron bền vững, giống với khí hiếm gần nhất là Ar.

Vận dụng quy tắc octet trong sự tạo thành ion potassium (K+).  Nguyên tử potassium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nếu mất đi 1 electron nguyên tử potassium sẽ đạt được cấu hình electron bền vững, giống với khí hiếm gần nhất là Ar.

Viết gọn: K → K+ + 1e

2. Liên kết ion

- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

- Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.

Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân từ sodium chloride:

 Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân từ sodium chloride:

- Trong điều kiện thưởng, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

3. Liên kết cộng hóa trị

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung

+ Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào.

+ Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

- Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.

Ví dụ: Sự tạo thành liên kết cho - nhận trong ion NH4+

Sự tạo thành liên kết cho - nhận trong ion NH4+

- Phân biệt liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực

+ Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào.

Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử H2, Br2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử H2, Br2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

+ Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử HBr, H2O là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử HBr, H2O là liên kết cộng hóa trị phân cực.

- Phân biệt loại liên kết trong phân tử dựa trên giá trị hiệu độ âm điện: Có thể dựa vào hiệu độ âm điện (∆χ) giữa hai nguyên tử tham gia liên kết để dự đoán loại liên kết giữa chúng.

- Liên kết \sigma,\pi và năng lượng liên kết

+ Liên kết \sigma là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.

+ Liên kết \pi là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ năm hai bên đường nội tâm hai nguyên tử.

4. Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Liên kết hydrogen

+ Liên kết hydrogen là một loại liên kết yếu, được hình thánh giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác có độ âm điện lớn (thường là F, O, N) còn cập electron hóa trị chưa tham gia liên kết.

liên kết hydrogen

+ Liên kết hydrogen làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước.

Tương tác Van der Waals

+ Tương tác van der Waals là tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực được hình thành giữa các phân tử hay nguyên tử.

+ Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Dạng 1: Quy tắc Octet

Bài tập 1: Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet

Bài tập 2: Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử nitrogen (Z= 7) phải nhận thêm bao nhiêu electron?

Bài tập 3: Nguyên tử Y có 15 proton. Khi hình thành liên kết hóa học Y có xu hướng hình thành ion có cấu hình electron như thế nào?

Dạng 2: Liên kết ion

Bài tập 1: Công thức của hợp chất ion được hình thành từ anion Y2− và cation X+ là:

Bài tập 2: Hai nguyên tố M và X tạo thành hợp chất có công thức M2X. Cho biết:

- Tổng số proton trong hợp chất bằng 46.

- Trong hạt nhân của M có n - p = 1, trong hạt nhân của X có n’ = p’.

- Trong hợp chất M2X, nguyên tố X chiếm khối lượng.

a, Tìm số hạt proton trong nguyên tử M và X.

b, Dựa vào bảng tuần hoàn hãy cho biết tên các nguyên tố M, X.

c, Liên kết trong hợp chất M2X là liên kết gì? Tại sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết trong hợp chất đó.

Bài tập 3: Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn. Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết sơ đồ hình thành liên kết đó.

Bài tập 4: a, Viết cấu hình electron của các nguyên tử A, B biết rằng:

- Tổng số các loại hạt cơ bản trong nguyên tử A là 34. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.

- Kí hiệu của nguyên tử B là B.

b, Liên kết trong hợp chất tạo thành từ A và B thuộc loại liên kết gì? Vì sao? Viết công thức của hợp chất tạo thành .

Dạng 3: Liên kết cộng hóa trị

Bài tập 1: Cho các phân tử HF, HBr, HI, HCl. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ bền liên kết?

Bài tập 2: Dựa vào giá trị độ âm điện, liên kết giữa nguyên tử H và Cl thuộc loại nào?

Bài tập 3: Trong phân tử N2, mỗi nguyên tử N đã góp 3 electron để tạo cặp electron chung. Nhờ đó mỗi nguyên tử N đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào?

Dạng 4: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

Bài tập 1: Cho dãy các chất kèm theo nhiệt độ sôi (°C) sau: HF (19,5; HCI (- 85), HBr (- 66); HI (- 35).

a) Nêu xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi trong dãy chất trên.

b) Đề xuất lí do nhiệt độ sôi của HF không theo xu hướng này.

Bài tập 2: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại bao nhiêu loại liên kết hydrogen?

Bài tập 3: Giải thích vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn HBr?

Bài tập 4: Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Hóa học 10 chân trời sáng tạo học kì 1, ôn tập Hóa học 10 chân trời sáng tạo học kì 1, Kiến thức ôn tập Hóa 10 chân trời sáng tạo học kì 1, Ôn tập hóa học 10 chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác