Đề cương ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2
Đề cương ôn tập môn Ngữ văn 10 bộ sách Chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Ngữ văn 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
Nội dung chính trong bài:
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHỦ ĐỀ 1: VĂN BẢN
1. Thơ
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Chiếc lá đầu tiên | Hoàng Nhuận Cầm | Thơ tự do | - Kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm...và cả tình yêu đầu tiên của mình) - Tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc, là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên. | - Từ ngữ bộc lộ cảm xúc - Câu đặc biệt |
Tây Tiến | Quang Dũng | Thơ tự do | - Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc - Vẻ đẹp người lính Tây Tiến - Nỗi nhớ trong lòng tác giả | - Nghệ thuật trùng điệp, phối thanh trong thơ tự do - Sử dụng biện pháp tu từ |
Nắng mới | Lưu Trọng Lư | Thơ thất ngôn | Kí ức về mẹ gắn liền với sự biết ơn, tình yêu tha thiết | - Thể thơ thất ngôn - Giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết - Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ |
Xuân về | Nguyễn Bính | Thơ tự do | - Bức tranh xuân ấy còn có hình ảnh thiếu nữ với má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. | - Từ ngữ gợi tả gợi cảm - Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi |
Đất nước | Nguyễn Đình Thi | Thơ tự do | - Bài thơ mở ra một không gian đất nước rộng lớn, tươi đẹp, nên thơ. - Qua bài thơ tác giả bộc lộ tình yêu quê hương đất nước nồng nàn, lòng tự hào về một đất nước quật cường vươn lên từ bom đạn. | - Hình ảnh thơ mới mẻ, sáng tạo. - Ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc. - Sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật. |
2. Truyện
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Dưới bóng hoàng lan | Thạch Lam | Truyện ngắn | - Vẻ đẹp yên bình ở làng quê - Tâm hồn tinh tế của Thanh và tình yêu quê hương của nhân vật | - Truyện không có cốt truyện - Đặc tả tâm lí nhân vật - Văn xuôi giàu chất thơ |
Đất rừng phương Nam | Đoàn Giỏi | Tiểu thuyết | - Miêu tả lại quá trình lấy mật ong của người dân rừng U Minh - Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời rừng U Minh | - Nghệ thuật miêu tả đặc sặc - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật |
Giang | Bảo Ninh | Truyện ngắn | Tình yêu quê hương, đất nước, tình người những đau khổ và hạnh phúc | - Giọng văn tự nhiên, nhẹ nhàng - Lối kể chuyện chân thật, tỉ mỉ nhưng giàu cảm xúc |
Buổi học cuối cùng | An-phông-xơ Đô-đê | Truyện ngắn | - Thể hiện lòng yêu nước của người dân Pháp khi đất nước có chiến tranh - Phản ánh thực trạng đất nước Pháp thế kỉ XIX | - Nghệ thuật miêu tả nhân vật chân thực, phong phú - Ngôn ngữ truyện gần gũi, chân thành |
3. Văn nghị luận
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bình Ngô đại cáo | Nguyễn Trãi | Cáo | - Tố cáo tội ác tày trời của giặc Minh - Ca ngợi sức mạnh thần kì của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. | - Nghệ thuật chính luận hùng hồn - Cảm hứng trữ tình sâu sắc |
Thư lại dụ Vương Thông | Nguyễn Trãi | Thư từ | Bức thư thể hiện niềm tin tất thắng và tinh thần yêu chuộng hoà bình của tác giả, cũng là của nhân dân ta | Lôgic giữa các đoạn thể hiện mạch lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục |
Hịch tướng sĩ | Trần Quốc Tuấn | Hịch | - Cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ của người anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn - Hiểu được những bài học đạo lí quý báu mà ông để lại cho đời sau | - Áng văn chính luận xuất sắc - Lập luận chặt chẽ, sắc bén. - Lời văn giàu hình ảnh, nhạc điệu. - Sử dụng biện pháp cường điệu, ẩn dụ |
Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước | Nguyễn Hữu Sơn | Văn nghị luận | - Đưa ra những ý kiến, cảm nhận của tác giả về bài thơ - Khằng định lại tài năng của Lý Thường Kiệt | - Lập luận chặt chẽ, chi tiết - Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo |
Tôi có một giấc mơ | Mác-tin Lu-thơ Kinh | Văn nghị luận | - Mục đích của văn bản khẳng định quyền bình đẳng của người da đen - Lời kêu gọi sự đấu tranh giành quyền bình đẳng cho người da đen. | - Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm. - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục |
4. Thơ đường luật
Văn bản | Tác giả | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
Bảo kính cảnh giới | Nguyễn Trãi | Thơ nôm Đường luật | - Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm. - Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả. | - Cách ngắt nhịp đặc biệt. - Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. - Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, biểu cảm |
Dục Thúy Sơn | Nguyễn Trãi | Thơ Đường luật | - Ca ngơi cảnh sắc thần tiên núi Dục Thuý - Nỗi cảm hoài của Ức Trai | - Tả cảnh ngụ tình - Hình ảnh thơ mĩ lệ - Hình ảnh ẩn dụ sử dụng sóng đôi nhau |
CHỦ ĐỀ 2: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
1. Lỗi về trật tự từ trong câu và cách sửa
- Trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng trong câu câu tiéng Việt. Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu có thể làm cho câu mơ hồ về nghĩa, sai lô-gich hoặc ko diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện.
- Cách sửa:
+ Sắp xếp lại trật tự từ để diễn đạt đúng nội dung muốn thể hiện
+ Sắp xếp lại trật tự từ theo thứ tự trước sau của hành động
2. Lỗi dùng từ Hán Việt
- Dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
- Dùng từ không đúng nghĩa
- Dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp
3. Biện pháp tu từ chêm xen
- Chêm xen là biện pháp chêm vào câu một từ, một cụm từ, một câu, thậm chí một chuỗi câu để bổ sung thông tin cần thiết hay bộc lộ cảm xúc. Thành phần chêm xen thường đứng sau dấu phẩy, dấu gạch ngang hoặc được đặt trong ngoặc đơn.
4. Biện pháp tu từ liệt kê
- Liệt kê là biện pháp sắp xếp nối tiếp các từ, các cụm từ cùng loại để diễn tả những khía cạnh khác nhau của thực tế, của tư tưởng, tình cảm đồng thời tạo ấn tượng mạnh về hình ảnh và cảm xúc cho người đọc.
CHỦ ĐỀ 3: TẬP LÀM VĂN
1. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,..)
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá
b. Thân bài:
- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình
- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi)
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm
- Thể hiện được những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về tác phẩm
- Có lý lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm
c. Kết bài:
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề tác phẩm
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.
2. Viết bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm
a. Mở bài:
- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ
- Nêu lí do hay mục đích viết bài luận
b. Thân bài:
- Trình bày tác hại của thói quen, quan niệm cần từ bỏ
- Trình bày lợi ích của việc bỏ thói quen/quan niệm
- Gợi ý giải pháp từ bỏ thói quen, quan niệm
- Làm sáng tỏ vấn đề bằng các lí lẽ, dẫn chứng
c. Kết bài:
- Khẳng định lại lợi ích của việc từ bỏ thói quen/quan niệm
- Thể hiện niềm tin vào sự cố gắng hay hi vọng ở sự thành công của người được thuyết phục
3. Viết bài luận về bản thân
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát đặc điểm của bản thân sẽ triển khai trong bài viết
b. Thân bài:
- Nêu được mục đích của bài viết
- Phân tích được các đặc điểm tiêu biểu của bản thân
- Đưa ra được những bằng chứng thuyết phục để làm rõ từng đặc điểm của bản thân
- Đưa ra các thông tin xác thực, đáng tin cậy
c. Kết bài:
- Khẳng định lại đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân
- Nêu thông điệp có ý nghĩa
Bình luận