Đề cương ôn tập KTPL 10 chân trời sáng tạo kì 1
Đề cương ôn tập môn Đề cương ôn tập KTPL 10 bộ sách chân trời sáng tạo mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn KTPL 10. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
Chủ đề | Nội dung | Kiến thức cần nhớ |
Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế | Nền kinh tế và các hoạt động kinh tế | -Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. - Hoạt động phân phối: phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất và phân chia sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. - Hoạt động trao đổi: trao đổi là hoạt động nhà sản xuất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Hoạt động phân phối - trao đổi thực hiện vai trò trung gian, kết nối sản xuất với tiêu dùng. - Hoạt động tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm được sản xuất để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. |
Các chủ thể của nền kinh tế | - Chủ thể sản xuất: Là những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... sử dụng các yếu tố đầu vào như nguồn vốn, sức lao động, tài nguyên,... tạo ra hàng hoá (sản phẩm, dịch vụ) cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. - Chủ thể tiêu dùng: Là người tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của mình. Chủ thể tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững. - Chủ thể trung gian: Gồm những tổ chức cá nhân giữ vai trò kết nối giữa người tiêu dùng và người sản xuất trong nền kinh tế. - Chủ thể nhà nước có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế khác nhau hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. - Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề này sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. | |
Thị trường và cơ chế thị trường | Thị trường và chức năng của thị trường | - Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ. - Căn cứ theo đối tượng hàng hoá, dịch vụ được trao đổi, mua bán: + Thị trường hàng hoá + Thị trường dịch vụ - Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán: + Thị trường tư liệu tiêu dùng + Thị trường tư liệu sản xuất. - Căn cứ vào phạm vi hoạt động: + Thị trường trong nước + Thị trường thế giới. - Căn cứ vào vào tính chất và cơ chế vận hành: + Thị trường cạnh tranh hoàn hảo + Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo - Chức năng của thị trường: + Thừa nhận giá trị của hàng hoá. + Cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế. + Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. |
Cơ chế thị trường | - Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như quy luật cạnh tranh, cung - cầu, giá cả,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế. - Ưu điểm của cơ chế thị trường: + Kích thích hoạt động và tạo động lực sáng tạo cho các chủ thể kinh tế + Thúc đẩy các doanh nghiệp cải tiến, phát minh và ứng dụng thành tựu của khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh + Thực hiện phân phối các nguồn lực kinh tế một cách tối ưu; + Phát huy tối đa tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền, thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập quốc tế. Nhược điểm của cơ chế thị trường: + Có thể dẫn tới suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường và các hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. + Sự vận động của cơ chế thị trường cũng tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, có thể dẫn đến lạm phát; + Sự phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất, kinh doanh. | |
Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường | - Giá cả thị trường là giá bán thực tế của hàng hoá, dịch vụ hình thành do các chủ thể kinh tế chi phối và vận động của thị trường quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định. - Chức năng của giá cả thị trường: + Cung cấp thông tin; + Phân bổ nguồn lực giữa các ngành sản xuất: + Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lý, điều tiết, kích thích nền kinh tế. | |
Ngân sách nhà nước và thuế | Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách
| - Ngân sách nhà nước gồm có: + Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp chocấp địa phương hướng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chí của cấp địa phương. + Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương. - Đặc điểm của ngân sách nhà nước: + Là một kế hoạch tài chính cần được Quốc hội thông qua trước khi thi hành; + Là kế hoạch tài chính của toàn thể quốc gia, được trao cho Chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. + Ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cấu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia. + Ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyến hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. - Vai trò của ngân sách nhà nước: + Tạo lập nguồn vốn lớn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và huy động nguồn tài chính + Là công cụ để Nhà nước thực hiện việc điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội; + Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự bất bình đẳng xã hội. |
thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. - Hệ thống thuế được phân loại như sau: + Thuế trực thu là thuế mà người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế (loại thuế này trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộp thuế). Thuế trực thu gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,... + Thuế gián thu là thuế mà người chịu thuế và người nộp thuế không cùng là một loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ thông qua cơ chế giá hàng hoá, dịch vụ). Thuế gián thu gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu,... - Vai trò của thuế: + Là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Đây là nguồn thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định, lâu dài cho ngân sách nhà nước. + Là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, kích thích đầu tư, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững. + Điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng an sinh xã hội. | ||
| Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh
| - Sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng lao động, đất đai, vốn, nguyên - nhiên vật liệu, khoa học kĩ thuật và các nguồn lực khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu xã hội và thu về hợi nhuận. - Vai trò của sản xuất kinh doanh: + Cung cấp các sản phẩm đầu vào cho quá trình sản xuất; + Cung cấp các hàng hoá hoặc dịch vụ cho người tiêu dùng + Giải quyết việc làm cho người lao động; + Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mô hình hộ sản xuất kinh doanh - Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng kí thành viên và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã - Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lí hợp tác xã. Mô hình doanh nghiệp là một tổ chức kinh kế do các chủ thể sản xuất kinh doanh thành lập hoặc đăng kí thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh và thu về lợi nhuận - Đặc điểm mô hình doanh nghiệp: + Pháp lí: + Loại hình: |
| - Tín dụng là quan hệ cho vay dựa trên cơ sở tin tưởng và tín nhiệm giữa bên cho vay và bên đi vay - Đặc điểm của tín dụng: + Dựa trên cơ sở lòng tin; + Tính hoàn trả cả gốc lẫn lãi; + Tính thời hạn. - Vai trò của tín dụng: + Đảm bảo nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng cho các cá nhân trong nền kinh tế; + Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất; + Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn. - Sự chênh lệch giữa chi phí sử dụng tiền mặt và tín dụng là tiền lãi phải trả cho khoản mua tín dụng. | |
Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng do các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, doanh nhân cấp cho nhau, không có sự tham gia của hệ thống ngân hàng. - Tín dụng thương mại làm giảm sự lệ thuộc về vốn vào Nhà nước và các ngân hàng, tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền. -Tín dụng nhà nước là quan hệ vay mượn giữa Nhà nước với xã hội để phục vụ cho việc thực thi các chức năng quản lý kinh tế, xã hội của mình - Tín dụng nhà nước có tính cưỡng chế, tính chính trị và tính xã hội. -Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và một bên là các chủ thể kinh tế - tài chính của toàn xã hội - Tín dụng ngân hàng có các đặc điểm: + Hoạt động trong phạm vi rộng, mang tính linh hoạt; + Tạo điều kiện duy trì phát triển các loại hình tín dụng khác bằng sự tham gia rộng rãi thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cẩm cố, tái chiết khấu, tái cấm cố các giấy tờ có giá. -Tín dụng tiêu dùng - Quan hệ tín dụng phục vụ cho việc tiêu dùng của dân cư với người tiêu dùng là người đi vay và doanh nghiệp, cá nhân là người cho vay, Bên cho vay có thể là các ngân hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoặc các công ti tài chính,... - Các hình thức của tín dụng tiêu dùng: bán chịu trả góp và thẻ tín dụng. - Tín dụng tiêu dùng luôn kết hợp với việc trả ngay một phần theo hợp đồng hay một giao kèo bản chịu trả góp giữa bên cho vay và người đi vay. | ||
- Kế hoạch tài chính cá nhân là tập hợp các hoạt động thu - chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và nợ được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân cho từng giai đoạn thời gian. - Có 3 loại kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp lứa tuổi học sinh: + Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn (dưới 1 tháng); + Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn (từ 1 đến dưới 6 tháng) + Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn (trên 6 tháng) - Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta quản lý hiệu quả nguồn tài chính của mình, đồng thời thể hiện sự chủ động và cẩn thận trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và vay nợ. - Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân: + Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân, + Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân. + Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp... + Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu. + Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập. |
Bình luận